Tìm hiểu chứng đau đầu để có cách phòng chống hiệu quả

Tìm hiểu chứng đau đầu để có cách phòng chống hiệu quảĐau đầu là triệu chứng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng đau đầu khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày và tinh thần của người bệnh.

Đau đầu là triệu chứng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng đau đầu khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày và tinh thần của người bệnh.

Tìm hiểu chứng đau đầu để có cách phòng chống hiệu quả

Đau đầu gặp ở tất cả các đối tượng

Định nghĩa là cơn đau đầu?

Đau đầu bao gồm nhiều dạng bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đau nửa đầu. Bệnh nhân thường miêu tả cơn đau nửa đầu thông qua các triệu chứng như: đau một bên đầu (trái, phải, trước trán, sau gáy…), đau cả vùng đầu với các biểu hiện đi kèm: buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ mùi hương, sợ tiếng ồn, rối loạn thị giác. Cơn đau thường kéo dài từ 2 – 4 giờ, thậm chí có khi vài ba ngày mới hết.

Triệu chứng của cơn đau đầu là gì ạ?

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã liệt kê các triệu chứng của cơn đau đầu bao gồm:

  • Chóng mặt, nhìn thấy hào quang trước mắt: Cơn đau nửa đầu có thể gây chóng mặt, nhìn đôi, hoặc thậm chí làm mất thị lực. Do đó, những người bị đau nửa đầu thường cảm dễ bị mất cân bằng, dễ chóng mặt hơn những người mắc chứng đau đầu thông thường. Có người còn gặp tình trạng thấy ánh đèn leo lét hoặc một vệt sáng hay một điểm sáng mờ ảo di chuyển theo một đường cong liên tục chạy qua trước mắt.
  • Đau nhói một bên hoặc cả hai bên đầu: Đau có tính chất như mạch đập là một dấu hiệu điển hình của các cơn đau nửa đầu. Cảm giác đau nhói thường xuất hiện ở một bên đầu, nghiên cứu ở những bệnh nhân đau nửa đầu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân thường xuyên mắc phải triệu chứng này.
  • Buồn nôn hoặc nôn: theo một nghiên cứu, có khoảng 73% bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn và 29% có nôn. Những người thường xuyên có cảm giác buồn nôn khi bị đau nửa đầu thường có tình trạng đau đầu nặng hơn những người không có triệu chứng này.
  • Dễ cáu gắt hoặc bị kích thích: thay đổi tâm trạng là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của chứng đau nửa đầu. Một số bệnh nhân cảm thấy chán nản hoặc đột nhiên xuống tinh thần không có lý do, trong khi một vài người khác lại cảm thấy hưng phấn, kích thích một cách bất thường.
  • Tê hoặc ngứa ran trên da: một số người bị chứng đau nửa đầu có cảm giác tê, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở một bên của cơ thể, triệu chứng tê hoặc ngứa ran di chuyển từ đầu ngón tay qua cánh tay và xuất hiện cả trên khuôn mặt.

Tìm hiểu chứng đau đầu để có cách phòng chống hiệu quả

Nguyên nhân gây ra đau đầu là gì?

Cso nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu nhưng các Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp thành 3 nguyên nhân chính sau đây:

  • Đau đầu nguyên phát là chứng đau nửa đầu có nguyên nhân thường liên quan tới sự giãn nở của các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Người ta thấy rằng khi cơn đau đầu xuất hiện, động mạch thái dương thường giãn rộng (động mạch thái dương là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới da vùng thái dương). Khi động mạch này giãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó, các sợi thần kinh khi bị căng thì tiết ra các hóa chất có khả năng gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm giãn nở, càng làm cho cơn đau nặng thêm. Chứng đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, cho nên khá nhiều người bị đau đầu kiểu này mà không được điều trị phù hợp.
  • Đau đầu thứ phát bao gồm các cơn đau đầu sau các bệnh như viêm xoang, cao huyết áp. Có rất nhiều nguyên nhân như: u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện, đến các nguyên nhân nhẹ hơn (và thường gặp hơn) như: đau đầu do ngưng uống cà phê, đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: giảm hoạt động của tuyến giáp vì tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp như bình thường; ngộ độc carbon monoxide (khí CO) thường xuyên, bệnh Parkinson; do thuốc như: indomethacin, progestin, thuốc ức chế kênh calcium (thường dùng điều trị tăng huyết áp), các thuốc ức chế việc tái hấp thu seretonin chọn lọc (thuốc điều trị trầm cảm). Lạm dụng thuốc giảm đau đầu nhanh, cụ thể dùng quá liều thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng “kháng thuốc”, mất tác dụng của thuốc, từ đó cơn đau đầu không khống chế được nữa. Thiếu máu cơ tim (thường do các bệnh lý mạch vành): thiếu máu cơ tim ngoài gây đau thắt ngực còn có thể gây triệu chứng đau đầu. Các nguyên nhân của đau đầu thứ phát còn có ung thư não, kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến não như u từ vú, từ phổi; máu tụ dưới màng cứng (màng cứng là một lớp màng bao bọc não bộ) sau khi máu chảy từ các tĩnh mạch não bị vỡ. Cơn tăng huyết áp ác tính cũng gây triệu chứng đau đầu kèm theo (những cơn tăng huyết áp nhẹ hay trung bình thường không gây đau đầu).

Huy vọng với những chia sẻ của các Giảng viên cũng như các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh này và có những phương pháp phòng chống hiệu quả


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop