Điều trị tiêu chảy kéo dài bằng cách nào?

Điều trị tiêu chảy kéo dài bằng cách nào?Tiêu chảy kéo dài (TCKD) là đợt tiêu chảy từ 14 ngày trở lên, trong đó không có 2 ngày liền ngừng tiêu chảy. Niêm mạc ruột tổn thương gây tiêu chảy kém hấp thu. Vậy làm thế nào để chấm dứt tiêu chảy kéo dài?

Tiêu chảy kéo dài (TCKD) là đợt tiêu chảy từ 14 ngày trở lên, trong đó không có 2 ngày liền ngừng tiêu chảy. Niêm mạc ruột tổn thương gây tiêu chảy kém hấp thu. Vậy làm thế nào để chấm dứt tiêu chảy kéo dài?

Điều trị tiêu chảy kéo dài bằng cách nào?

Tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy từ 14 ngày trở lên

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Tiêu chảy kéo dài được phân loại như thế nào? Và các cận lâm sàng nào cần làm khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài?

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn phân bệnh tiêu chảy kéo dài thành 2 loại:

TCKD nặng: là TCKD có một trong các vấn đề như suy dinh dưỡng nặng, nhiễm trùng huyết, mất nước, viêm phổi, hoặc trẻ dưới 2 tháng tuổi.

TCKD không nặng: là TCKD không có một trong các vấn đề trên.

Cận lâm sàng cần làm:

Thường quy: công thức máu, soi phân.

Theo dấu lâm sàng: Sốt hoặc ăn kém dạng huyết cầu, ion đồ, cấy máu, cấy phân và cấy nước tiểu. Nếu có bụng chướng thì làm X-quang và siêu âm bụng, ion đồ. Suy dinh dưỡng nặng làm xét nghiệm HIV và lao. Dấu hiệu khác xét nghiệm theo phán đoán lâm sàng.

Nguyên tắc điều trị tiêu chảy kéo dài là gì và cách điều trị?

Điều trị trong bệnh viện, nếu TCKD có vấn đề kèm theo như tuổi < 4 tháng, cân nặng/chiều cao < 80% hoặc SSD phù, mất nước, nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng. Điều trị tại nhà, nếu TCKD không kèm theo các vấn đề trên.

Điều trị nội trú bao gồm các nguyên tắc sau:

Điều trị và phòng ngừa mất nước.

Cho chế độ ăn đặc biệt (giảm lactose, không lactose).

Điều trị nhiễm trùng theo phác đồ.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Biện pháp điều trị:

Điều trị mất nước:

Xử trí ban đầu: Điều trị mất nước. Nếu bù mất nước ORS bị thất bại, cho Lactate Ringer 75 ml/kg/4giờ.

Xử trí tiếp theo: Nếu mất nước trở lại, cho Lactate Ringer 75 ml/kg/4giờ. Nếu phân nhiều nước >10 lần/ngày và glucose(++), thay bằng ORS loãng (1 gói pha 2 lít nước), trong vài ngày.

Chế độ ăn đặc biệt: Chế độ ăn theo lứa tuổi. Khẩu phần cung cấp 150 kcal/kg/24 giờ. Sữa chia 8 bữa hoặc hơn. Thức ăn chia 6 bữa hoặc hơn. Theo dõi nếu chế độ ăn đầu tiên thất bại, chuyển qua chế độ ăn thứ nhì. Thất bại chế độ ăn bệnh nhi có một trong các tình huống sau xuất hiện mất nước, hoặc không tăng cân (cuối ngày 7 so với lúc bắt đầu chế độ ăn đó).

Trẻ < 4 tháng tuổi

Xử trí ban đầu: Nếu chỉ cho bú mẹ, khuyến khích bú mẹ hoàn toàn. Nếu cho thức ăn hoặc sữa khác, ngừng thức ăn và sữa đang dùng. Khuyến khích bú mẹ, nếu còn sữa mẹ và cho uống sữa không lactose.

Xử trí tiếp theo: Nếu sữa không lactose thất bại, chuyển qua sữa protein thủy phân. Nếu sữa protein thủy phân thất bại, hội chẩn với khoa dinh dưỡng.

Trẻ > 4 tháng tuổi

Xử trí ban đầu: ngừng thức ăn và sữa khác đang dùng. Khuyến khích bú mẹ nếu còn sữa mẹ và cho chế độ ăn giảm lactose.

Xử trí tiếp theo: Nếu ăn < 80 kcal/kg/ngày, nuôi ống dạ dày tối thiểu 110 kcal/kg/ngày.

Bổ sung sinh tố và yếu tố vi lượng: Centrum + Caltrate 500mg. < 4 tháng (mỗi thứ nửa viên). > 4 tháng (mỗi thứ một viên). Chia 4 – 6 lần mỗi ngày, uống 2 tuần. Vitamin A, nếu trong tháng qua trẻ chưa dùng. Ngày nhập viện và ngày hôm sau, mỗi ngày uống 1 lần, liều đối với trẻ < 6 tháng 50.000 đv, 6 -12 tháng 100.000 đv, từ 12 tháng 200.000 đv.

Điều trị tiêu chảy kéo dài bằng cách nào?

Vậy khi nào trẻ được xuất viện và khi xuất viện cần lưu ý các vấn đề gì?

Trẻ được xuất viện nếu điều trị thành công, bao gồm các điều kiện ăn được (>110 kcal/kg/ngày), tăng cân, hết tiêu chảy, hết sốt. Khi thành công điều trị. Chuyển về chế độ ăn thường, kể cả sữa công thức. Thời gian chuyển dần từ 2 – 4 ngày. Xuất viện khi trẻ trở lại chế độ ăn thường và hội đủ các điều kiện trẻ ăn đạt tối thiểu 110 kcal/kg/ngày.

Trẻ TCKD được điều trị tại nhà nếu đủ các điều kiện dưới đây: > 4 tháng tuổi, cân nặng/chiều cao > 80%, không dấu gợi ý nhiễm khuẩn.

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng hướng dẫn các bà mẹ 3 nguyên tắc điều trị tại nhà: Uống nhiều dịch để ngừa mất nước. Nước thường nấu chín, nước dừa tươi, nước cam vắt, oresol giảm áp lực thẩm thấu.Cho thức ăn và sữa khác như khuyến khích bú mẹ nếu còn sữa mẹ và tăng lượng thức ăn bổ dưỡng. Số bữa ăn > 6 lần. Giảm lượng sữa khác < 50 ml/kg/24 giờ. Đưa trẻ đi khám ngay nếu có một trong các biểu hiệ trẻ mệt hoặc sốt, giảm ăn uống, hoặc giảm bú, phân có máu, khát nước. Sau 5 ngày đã điều trị tại nhà nếu ngừng tiêu chảy, giữ nguyên chế độ ăn, bú đã hướng dẫn. Nếu còn tiêu chảy, cho nhập viện và điều trị trong bệnh viện.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chúng ta đã có thêm những hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện nhất là biện pháp điều trị khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Đặc biệt cần lưu ý các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời tránh hậu quá đáng tiếc xảy ra.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop