Thầy thuốc giỏi là người sâu y lý - giỏi y thuật - giàu y đức

Thầy thuốc giỏi là người sâu y lý – giỏi y thuật – giàu y đứcNgười thầy thuốc giỏi không chỉ sâu về chuyên môn kỹ thuật, còn phải giỏi về tâm lý giao tiếp, và luôn yêu thương người bệnh như chính người thân của mình.

Người thầy thuốc giỏi không chỉ sâu về chuyên môn kỹ thuật, còn phải giỏi về tâm lý giao tiếp, và luôn yêu thương người bệnh như chính người thân của mình.

Thầy thuốc giỏi là người sâu y lý – giỏi y thuật và giàu y đức

Thầy thuốc giỏi là người sâu y lý – giỏi y thuật và giàu y đức

Đạo đức là cốt lõi của ngành Y

Khi nói y đức ở nước ta, câu nói được trích dẫn nhiều nhất là “Lương y như từ mẫu”. Từ lâu, “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức.

Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu "Lương y phải như từ mẫu”, ở đây Bác dùng chữ “phải”ý muốn nhấn mạnh rằng: Một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Câu “lương y phải như từ mẫu”của Bác chính là để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc, đó là:

  • Người thầy thuốc ( Lương Y ) phải là người có lòng nhân ái, thương yêu người bệnh; như người mẹ hiền (Từ mẫu) cũng vậy, không có người mẹ nào muốn con mình bị ốm đau, bệnh tật mà trái lại luôn mong cho con khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn.
  • Người thầy thuốc phải là thầy thuốc “giỏi”, là người có năng lực dùng kiến thức và kỹ năng về y dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững vàng về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, cập nhật kiến thức y dược để làm chủ trang, thiết bị hiện đại nhằm chữa trị tốt cho người bệnh.

Ngoài cái giỏi về chuyên môn kỹ thuật, còn phải giỏi về tâm lý giao tiếp, chẩn đoán không chỉ bệnh tật mà còn hiểu được những nguyện vọng của bệnh nhân như người mẹ hiền hiểu tâm tính của người con do mình sinh ra vậy. Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành "mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được.

"Lương y phải như từ mẫu " là y đức, đặt nền tảng trên sự “Tôn trọng sinh mạng con người”, nên đối với người thầy thuốc trước hết là không được làm bất cứ điều gì gây tổn hại, mà luôn nghĩ và làm đìều có lợi cho người bệnh. Rồi phải tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân, không phân biệt đối xử, phải công bằng và trung thực. Nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có lương tâm, phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách hay vô cảm, đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh,dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh. Trong thư Hồ Chủ tịch cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật vàgiữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.

Ngành Y hiện nay và những ma lực của đồng tiền

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y, bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối, khiến y đức đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầythuốc. Trong nhiều trường hợp cấp cứu, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu kịp thời, vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành “oán nhân”, đồng thời bác sĩ cũng trở thành những kẻ tội đồ, bị dư luận lên án. Nhưng trên thực tế những vụ việc đó chỉ là cá biệt, thiểu số, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu làm rầu nồi canh” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta mà thôi.

Ngành Y Dược luôn coi đạo đức là nền tảng hành nghề

Ngành Y Dược luôn coi đạo đức là nền tảng hành nghề

Như chúng ta đã thấy trải qua 60 năm thực hiện lời dạy của Bác, hàng vạn, hàng triệu y, bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước đang ngày đêm tận tụy cứu chữa, chăm sóc người bệnh. Đã có nhiều bác sĩ trẻ tình nguyện về các bệnh viện nghèo, những chuyến đi khám, chữa bệnh từ thiện và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng thiên tai bão lụt, biên giới hải đảo v.v.. ngày càng nhiều trên đất nước chúng ta. Những thành tựu mới về y học, những phương pháp điều trị tiên tiến được áp dụng trong ngành y đã cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, đưa nền y học của nước ta ngang tầm với một số nước có nền y học tiên tiến trên thế giới.

Thấm nhuần lời dạy của Bác “lương y phải như từ mẫu”chúng ta tin tưởng rằng những y, bác sĩ và các nhân viên y tế hôm nay vẫn chiếm được lòng tin yêu hết mực của người bệnh, được người bệnh gọi là “Thầy”, là ân nhân và là “Từ mẫu” của mình.

Con đường rèn luyện trở thành thầy thuốc giỏi

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nơi ươm mần cho các em trở thành những thầy thuốc sâu y lý – giỏi y thuật – giàu y đức.

Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nghiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình đôh chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm  sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Theo như Tiến Sĩ Y Dược Nông Thị Tiến, Hiệu trưởng của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã là một người làm cho lĩnh vực này thì cần phải giỏi chuyên môn, tay nghề cao, và đặc biệt y đức phải đặt lên hàng đầu. Đối với mỗi sinh viên ngành Y Dược còn đang ngồi trên ghế nhà trường Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì việc đầu tiên đó chính là phải học y đức, nếu như chỉ giỏi chuyên môn không có y đức thì khó có thể trở thành một thầy thuốc, một dưỡng viên… chân chính và được người bệnh tin tưởng, ngược lại có thể sa đà vào những việc làm sai trái ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh đồng thời vi phạm pháp luật.

Sự tăng trưởng kinh tế, đồng nghĩa với việc đầu tư cho lĩnh vực y dược ngày càng cao, chính vì vậy đã là một cán bộ ngành y dược thì càng phải có giàu lòng y đức, nghề y là nghề nhân tạo, vì vậy nó đối lập với kinh doanh. Những ai có mục đích kiếm tiền bằng nghề y thì tốt nhất là không nên tuyển họ vào trường. Mỗi người cán bộ y tế cũng phải tự trau dồi đạo đức của mình để xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Bác Hồ đã dạy. Thầy thuốc phải như mẹ hiền.

Hiện tại e đang học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, em cảm thấy trường không chỉ đào tạo y dược tốt nhất, dưới con mắt của một người sinh viên trong trường, ngôi trường còn có nhiều ý nghĩa hơn thế. Ngoài việc là trường đạo tạo chất lượng uy tín thì đội ngũ các bộ nhân viên nhà trường là điều khiến không chỉ riêng em mà các bạn sinh viên khác cũng hài lòng và cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập, đặc biệt đội ngũ giảng viên nhà trường giàu kinh nghiệm, trẻ trung giảng rẩ dễ hiêu, tạo không khí lớp học thoải mái sôi nổi.

Cơ sở vật chất phòng thực học, phòng thực hành được trang bị đầy đủ, hiện dại phục vụ tốt cho quá trình học tập để em có đủ hành trang trở thành một dược sĩ đáp ứng đủ các tiêu chí của ngành dược.

Cũng sắp hết một năm học qua đi em cảm thấy rất vui và xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em được học tại trường và tu luyện thêm nhiều kiến thức về ngành dược.

Hy vọng các bạn học sinh lớp 12 năm nay tốt nghiệp THPT cũng trẻ như mình sẽ lựa chọn Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop