Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng đặc trưng bởi các đám mụn nước nhỏ chứa chất lỏng và gây ngứa. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm
Bệnh thủy đậu
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh thủy đậu!
BỆNH THỦY ĐẬU LÀ GÌ?
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh thủy đậu còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh trái rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguy cơ xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn, đặc biệt là những trẻ dưới 12 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lý này do virus varicella-zoster gây ra. Loại virus này có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với vết ban hay mụn nước từ người bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể lây lan qua đường không khí khi người bệnh hắt hơi hoặc ho và sau đó bạn hít phải.
Các nhóm đối tượng sau nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao:
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Phụ nữ mang thai
- Người có hệ miễn dịch yếu do thuốc điều trị hoặc hóa trị liệu
- Bệnh nhân ung thư hay HIV
- Bệnh nhân hen suyễn
- Người hút thuốc lá thường xuyên
- Người làm việc trong trường học hay môi trường chăm sóc trẻ
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Khi nhiễm virus varicella-zoster thường sau khoảng 10 – 15 ngày, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Còn trong thời gian ủ bệnh, bạn sẽ không nhận thấy được bất cứ biểu hiện nào khác thường từ cơ thể.
Trước khi phát ban khoảng 1 – 2 ngày, bạn có thể gặp một số triệu chứng toàn thân:
- Sốt
- Đau đầu
- Ăn không ngon
- Mệt mỏi
- Khó chịu
Khi tình trạng phát ban xuất hiện, các vết ban sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Nổi mụn trên bề mặt da thường có màu hồng hoặc đỏ trong vài ngày.
- Mụn có xuất hiện dịch lỏng, hình thành trong khoảng 2 – 3 ngày rồi vỡ ra, rỉ nước.
- Sau 7 – 10 ngày, mụn nước sẽ từ từ khô lại, bong vảy và da dần phục hồi.
Tình trạng phát ban trên da không chỉ đi kèm với các triệu chứng toàn thân mà còn gây ngứa ngáy, khó chịu. Bạn càng gãi, càng làm cho tổn thương da lan nhanh và phát sinh các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Bạn nên nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế khi:
- Mụn nước lây lan đến niêm mạc mắt, mũi hay miệng
- Các nốt mụn căng bóng kèm theo nóng rát dữ dội
- Buồn nôn, cứng cổ, sốt từ khoảng gần 39°C trở lên
- Các biểu hiện toàn thân nghiêm trọng đi kèm: mất phương hướng, khó thở, rối loạn nhịp tim, co giật…
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng cũng như thể trạng người bệnh mà sẽ có cách điều trị phù hợp khi mắc bệnh thủy đậu. Những triệu chứng thông thường của bệnh có thể tự khắc phục tại nhà theo chỉ định bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để dự phòng nguy cơ biến chứng thì việc điều trị nội trú tại bệnh viện là cần thiết.
Chăm sóc tại nhà
Việc chăm sóc tại nhà đúng cách là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Thực hiện tốt việc chăm sóc và dự phòng không chỉ hỗ trợ điều trị và còn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác:
- Vệ sinh cơ thể đúng cách, nên tắm bằng nước ấm, tránh nước quá nóng hay nước lạnh. Bạn có thể thêm baking soda vào nước tắm để kháng khuẩn tốt hơn.
- Tránh gãi hay chà xát lên các vết mụn nước thủy đậu.
- Nên mặc quần áo rộng thoáng, chất liệu mềm nhẹ, dễ thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế ra ngoài, nhất là khi trời nhiều gió.
- Chủ động cách ly để tránh nhiễm bệnh cho người khác, nhất là những người thân trong gia đình.
- Khi bệnh có dấu hiệu xuất hiện biến chứng cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để can thiệp kịp thời.
- Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác khi bạn đang mắc bệnh thủy đậu.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, có thể uống thêm nước ép trái cây để tăng cường đề kháng.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn thực phẩm giàu magie, kèm, canxi, vitamin và khoáng chất… Cần tránh các loại đồ cay nóng, hải sản, thịt đỏ, gạo nếp, các loại hạt…
Sử dụng thuốc
Đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh lý này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp. Mục đích của việc dùng thuốc là khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Thuốc điều trị tại chỗ: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi để hạn chế tổn thương trên da và ngăn ngừa sẹo. Khi mụn nước chưa vỡ, có thể dùng thuốc tím bôi lên nốt mụn để kháng viêm. Trường hợp các mụn nước vỡ ra thì dung dịch xanh Methylen sẽ được chỉ định. Tuyệt đối không dử dụng thuốc đỏ hay các loại thuốc mỡ Penixilin, Tetaxilin để bôi lên nốt mụn thủy đậu. Trường hợp phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi không dùng các loại kem bôi da có chứa Phenol.
Các loại thuốc khác:Đối với những người gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó kiểm soát thì bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng Histamine để khắc phục. Còn với trường hợp sốt nhẹ thì thuốc Acetaminophen sẽ được chỉ định. Trong trường hợp người bệnh đứng trước nguy cơ cao gặp phải các biến chứng, bác sĩ có thể đề xuất thuốc chống virus Acyclovir. Ở nhiều đối tượng, thuốc tiêm tĩnh mạch miễn dịch Privigen cũng có thể được cân nhắc. Còn các thuốc chống virus như Valacyclovir hay Famciclovir cũng có thể được dùng nhưng không phổ biến.
Tất cả các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu đều phải được bác sĩ cân nhắc chỉ định. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị trong bất cứ trường hợp nào.