Tiền mãn kinh là giai đoạn kéo dài khoảng 2-5 năm trước khi mãn kinh. Đây là giai đoạn đặc trưng của sự suy giảm hoặc thiếu Progesteron, FSH và LH tăng. Hội chứng này ít nhiều ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh, tinh thần, tâm lý của người phụ nữ.
Hội chứng tiền mãn kinh xuất hiện ở những người trung niên
Tiền mãn kinh là gì? Người phụ nữ sẽ có những biểu hiện lâm sàng nào?
Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Tiền mãn kinh là giai đoạn kéo dài khoảng 2-5 năm trước khi mãn kinh. Đây là giai đoạn đặc trưng của sự suy giảm hoặc thiếu Progesteron, FSH và LH tăng. Hậu quả của những chu kỳ không rụng trứng và cơ chế phản hồi ngược âm đưa đến tình trạng cường estrogen tương đối.
Tăng tính thấm thành mạch: đau vú, dễ bị phù. Chất nhờn CTC trong và lỏng suốt chu kỳ. Tăng phân bào ở mô vú và nội mạc tử cung làm tổn thương dị dưỡng hoặc tăng sinh nội mạc TC.
Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ ngắn hoặc thưa, rong kinh, rong huyết, cường kinh.
Hội chứng tiền kinh: tăng cân, chướng bụng, trằn bụng dưới, đau vú, lo âu, căng thẳng, bất an.
- Cận lâm sàng: Đo lường nội tiết không có ý nghĩa.
Điều trị tiền mãn kinh như thế nào?
Có nhu cầu ngừa thai bằng thuốc thì dùng thuốc ngừa thai. Không có nhu cầu ngừa thai bằng thuốc thì điều trị bằng Progesteron. Thuốc ngừa thai thế hệ mới 20mcg Ethinyl Estradiol và 1mg Desogestrel thích hợp cho những trường hợp có triệu chứng lâm sàng nặng. Có thể sử dụng thuốc ngừa thai cho đến khi mãn kinh ở những phụ nữ không có nguy cơ tim mạch, nhưng tối đa là đến 50 tuổi phải đổi sang nội tiết thay thế. Progestins được dùng trong 10 ngày mỗi tháng để gây ra kinh khi ngưng thuốc.
Mãn kinh là gì? Biểu hiện lâm sàng như thế nào?
Mãn kinh là tình trạng mất kinh liên tiếp 12 tháng. Lâm sàng xảy ra êm đềm hoặc có xáo trộn như biểu hiện bốc hỏa, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tâm lý, mệt mỏi, tê đầu chi, tăng cân. Hoặc không xuất huyết tử cung sau khi ngưng điều trị Progestogen ở những trường hợp rối loạn tiền mãn kinh.
Có những biện pháp gì để điều trị?
Theo các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết mục đích điều trị là để điều trị các triệu chứng bệnh nhân than phiền.
Triệu chứng vận mạch nhẹ.
Thay đổi lối sống: tập thể dục, yoga, thư giãn.
Vitamin E, thuốc bổ.
Khẩu phần ăn có đậu nành & chế phẩm estrogen thực vật.
Khẩu phần ăn cá ít thịt, nhiều rau quả tươi.
Ung thư sinh dục phụ thuộc estrogen: vú, nội mạc tử cung.
Thuyên tắc mạch đang diễn tiến.
Bệnh lý gan, nhất là gan mật đang diễn tiến.
Rối loạn mãn tính chức năng gan.
Tăng huyết áp không kiểm soát.
Tiền căn thuyên tắc mạch.
Tiểu porphyrine cấp từng hồi.
Tiểu đường không kiểm soát được.
Tác dụng không mong muốn của estrogen trong điều trị là gì? Cần lưu ý gì về thời gian sử dụng và cách lựa chọn thuốc?
Tác dụng phụ của estrogen thay thế là xuất huyết âm đạo, tăng cân, giữ nước, buồn nôn, đau vú, thay đổi tính khí, tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, xuất huyết âm đạo bất thường, ung thư vú do estrogen trị liệu làm bộc lộ ung thư vú chưa biểu hiện làm tăng xuất độ ung thư vú.
Thời gian sử dụng: HRT nên dùng ở liều thấp nhất & thời gian ngắn nhất có thể trong điều trị trước mãn kinh, nên bắt đầu điều trị sớm trước khi mãn kinh thật sự. Không nên dùng sau 60 tuổi.
Lựa chọn thuốc: Chọn thành phần Estrogen nên chọn loại tự nhiên. Nên bổ sung progestin ≥10 ngày/ tháng.
Các loại HRT trên thị trường Việt Nam: Estradiol valerate 2mg (Climen), Cyproteron acetate 1mg.
Estradiol valerate 2mg (Cyclo-Progynova), Norgestrel 0.5mg
Tibolone 2.5mg (Livial)
Estradiol 2mg (Pausogest), Norethisteron acetate 1mg
Estradiol valerate 2mg (Progyluton), Norgestrel 0.5mg
Estradiol valerate 2mg (Progynova)
Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chúng ta đã có thêm những hiểu biết cần thiết về vấn đề tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ. Đặc biệt nên đến khám nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường.