Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm loét dạ dày từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm loét dạ dày từ B.s Trường Dược Sài GònĐể điều trị viêm loét dạ dày thường phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Vậy phác đồ điều trị bệnh ra sao?

Để điều trị viêm loét dạ dày thường phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Vậy phác đồ điều trị bệnh ra sao?

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm loét dạ dày từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Viêm loét dạ dày

Người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất theo chia sẻ từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để có sự chuẩn bị phù hợp!

CẦN LƯU Ý GÌ KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG?

Nguyên tắc chung khi điều trị:

  • Dựa trên cơ sở bệnh lý, tình trạng nghiêm trọng của bệnh và các yếu tố gây ảnh hưởng như có nhiễm xoắn khuẩn Helycobacter pylori (Hp dạ dày), stress, căng thẳng, tăng bài tiết HCl hoặc có đang điều trị bệnh lý nào khác hay không.
  • Tăng cường khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày, cải thiện các bệnh lý đi kèm.
  • Mục tiêu điều trị là bình thường hóa các chức năng và nhiệm vụ của dạ dày.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn mục đích điều trị gồm:

  • Giảm các yếu tố và nguy cơ gây viêm loét dạ dày. Các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc ức chế bài tiết hoặc trung hòa HCl và Pepsin.
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày bằng các loại thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày và thuốc kích thích sản xuất chất nhầy ở dạ dày.
  • Tiêu diệt vi khuẩn Helycobacter pylori (nếu có).

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY MỚI NHẤT

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không có nhiễm Hp

Điều trị không dùng thuốc:

  • Người bệnh cần tránh các loại thức ăn và yếu tố có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Các yếu tố cần tránh bao gồm: Thức ăn có nhiều gia vị, thức ăn chua cay, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tránh các yếu tố có thể gây hoạt hóa Axit trong mật, bao gồm giảm tiêu thụ các chất béo.
  • Tạo ra môi trường lành mạnh trong dạ dày và tránh gây áp lực lên dạ dày. Các biện pháp bao gồm ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn vừa đủ no, ăn thức ăn nhẹ, thức ăn lỏng. Bữa tối cuối cùng nên kết thúc trước thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ.
  • Có thể bổ sung sữa để trung hòa nhanh axit dạ dày khi cảm thấy đau dạ dày.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực. Cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

Điều trị bằng thuốc

  • Dùng thuốc ức chế bơm Proton: Loét hành tá tràng không gây biến chứng: Sử dụng thuốc Omeprazole 20 mg/ngày và Lansoprazole 15 mg/ngày. Sử dụng liên tục trong 4 tuần; Loét dạ dày có biến chứng: Sử dụng Omeprazole 20 mg/lần, 2 lần/ngày và Lansoprazole 30 mg/lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 6 – 8 tuần. 
  • Sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor: Loét tá tràng không có biến chứng: Cimetidine 800 mg/lần/2 lần ngày, Ranitidine và Nizatidine 300 mg/lần/2 lần ngày và Famotidine 40 mg/lần/ngày trươc lúc đi ngủ. Sử dụng liên tục trong 6 tuần; Loét dạ dày: Cimetidine 400 mg/lần/2 lần/ngày, Ranitidine, Nizatidine 150 mg/lần/2 lần ngày và Famotidine 20 mg/lần/2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 8 – 12 tuần; Loét dạ dày tá tràng có biến chứng không được khuyến cáo sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor.
  • Thuốc trung hòa Axit dạ dày: Sử dụng thuốc thuộc nhóm Aluminum Hydroxide, Magne Hydroxide, uống thuốc trước bữa ăn chính 30 phút, mỗi ngày 3 – 4 lần.
  • Thuốc Sulcralfate: Sử dụng 1 g/lần/4 lần/ngày trong tất các các trường hợp loét không biến chứng.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Sử dụng Omeprazole hoặc Lansoprazole 60 mg/lần/ngày. 
  • Điều trị duy trì dự phòng viêm loét dạ dày không nhiễm khuẩn Hp tái phác:
  • Điều trị dự phòng loét biến chứng hoặc có biến chứng từ trước: Sử dụng Corticoid, NSAIDs và thuốc kháng đông cho người trên 70 tuổi.
  • Điều trị duy trì: Sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor như Cimetidine 400 – 800 mg/lần/ngày hoặc Ranitidine, Nizatidine 150 – 300 mg/lần/ngày và Famotidine 20 – 40 mg/ lần/ngày. Uống thuốc trước lúc đi ngủ.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm Hp

Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm Hp theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh như sau:

  • Phác đồ chung: Sử dụng Omeprazole 20 mg, Lanzoprazole 30 mg, Rabeprazole 10 mg và Pantoprazole 40 mg; Sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ; Bên cạnh đó cần kết hợp với các phác đồ điều trị cụ thể như:
  • Phác đồ 1: Sử dụng Metronidazol – Tetracyclin – Bismuth liên tục trong 14 ngày (không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi) với liều lượng cụ thể như sau: Metronidazol 250 mg, 2 viên lần/2 lần/ngày; Tetracyclin 250 mg/2 viên lần/2 lần/ngày; Pepto Bismuth, 2 viên/lần/2 lần/ngày; Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng Histamine H2, liên tục trong 4 – 6 tuần.
  • Phác đồ 2: Sử dụng thuốc điều trị liên tục trong 10 – 14 ngày như sau: Clarithromycin 500 mg, 1 viên/lần/2 lần/ngày; Amoxillin 500 mg, 2 viên lần/2 lần/ngày; Thuốc ức chế bơm Proton 1 viên/lần, 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 10 – 14 ngày.
  • Phác đồ 3: Phác đồ sử dụng thuốc điều trị trong 10 ngày cụ thể như sau: Amoxillin 500 mg/2 viên/lần/2 lần/ngày; Clarithromycin 500 mg/1 viên/lần/2 lần/ngày; Thuốc ức chế bơm Proton (Esomeprazol 40 mg)/1 viên lần/2 lần/ngày; Có thể phối hợp thêm Metronidazole 500 mg hoặc Tinidazole 500 mg/2 lần ngày, liên tục trong 10 ngày nếu cần thiết.
  • Phác đồ 4: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày trong 10 ngày với các loại thuốc cụ thể như: Levofloxacin 500 mg/1 viên/lần/1 lần/ ngày, sử dụng liên tục 10 ngày; Thuốc ức chế bơm Proton 1 viên/lần/2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 10 ngày.
  • Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp tái phác có thể sử dụng phác 3 hoặc 4 trong một tuần. Sau đó, tùy theo trường hợp mà có cách xử lý thích hợp như sau: Loét dạ dày có hoặc không có biến chứng: Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton và thuốc kháng thụ thể H2 Receptor liên tục trong 3 tuần; Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton và thuốc kháng thụ thể H2 Receptor liên tục trong 4 – 6 tuần phụ thuộc vào tình trạng loét dạ dày tá tràng.

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm loét dạ dày từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế bơm Proton bao gồm:

  • Uống thuốc khi đói hoặc khi dạ dày rỗng. Thời gian tốt nhất để uống thuốc là trước bữa ăn 60 phút hoặc sau bữa ăn 120 phút.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh cần sử dụng ngay sau bữa ăn chính.
  • Nếu cần dùng thuốc ức chế bơm Proton kéo dài, cần cân nhắc giảm liều lượng thuốc dần đều trước khi ngừng thuốc hẳn.
  • Thuốc ức chế bơm Proton có thể gây rối loạn hệ thống tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, bao gồm đau đầu, mệt mỏi.

Trên đây là chia sẻ về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop