Viêm tĩnh mạch huyết khối là một quá trình viêm hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn một hay nhiều tĩnh mạch. Đây là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể phòng chống và điều trị dứt điểm
Viêm tĩnh mạch huyết khối thường gặp ở chi dưới
Cùng các chuyên gia từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Viêm tĩnh mạch huyết khối qua bài viết sau đây!
THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM TĨNH MẠCH HUYẾT KHỐI
Viêm tĩnh mạch huyết khối là gì?
Viêm tĩnh mạch huyết khối (VTMHK) là một quá trình viêm hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn một hay nhiều tĩnh mạch, thường gặp ở chi dưới. Tĩnh mạch bị tổn thương có thể ở gần bề mặt da (VTMHK nông) hoặc ở sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu – HKTM sâu). Nguyên nhân gồm có do chấn thương, phẫu thuật hoặc tình trạng ngưng hoạt động lâu dài.
Bên cạnh đó, HKTM sâu làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cả VTMHK nông và sâu đều được điều trị với thuốc làm loãng máu.
Nguyên nhân gây bệnh Viêm tĩnh mạch huyết khối?
Nguyên nhân gây VTMHK là cục máu đông thường gặp là:
- Tổn thương tĩnh mạch
- Rối loạn đông máu do di truyền
- Bất động thời gian dài, ví dụ trong thời gian bị thương hay nằm viện
Nguy cơ của VTMHK sẽ tăng nếu bạn:
- Không di chuyển trong thời gian dài, bao gồm cả bạn nằm trên giường, ngồi trên xe hoặc trên máy bay trong thời gian dài
- Giãn tĩnh mạch, nguyên nhân thường gặp của VHKTM nông
- Đang mang thai hoặc vừa mới sinh
- Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone làm máu bạn dễ bị đông
- Tiền sử gia đình mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc dễ hình thành máu đông
- Từng có những đợt VHKTM
- Từng bị tai biến mạch máu não
- Lớn hơn 60 tuổi
- Béo phì
- Ung thư
- Hút thuốc
Triệu chứng thường gặp của bệnh Viêm tĩnh mạch huyết khối
VTMHK nông có các dấu hiệu và triệu chứng như: Vùng bị tổn thương nóng, căng và đau; Đỏ và sưng
HKTM sâu có các dấu hiệu và triệu chứng sau: Đau; Sưng
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM TĨNH MẠCH HUYẾT KHỐI
Phương pháp điều trị bệnh Viêm tĩnh mạch huyết khối?
Để điều trị VTMHK nông, bác sĩ có thể sẽ chườm ấm lên vùng bị đau, nâng cao chân, sử dụng thuốc NSAID (thuốc kháng viêm) và cho đeo vớ nén. Sau một thời gian bệnh sẽ dần thuyên giảm.
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn cũng có thể đề nghị các phương pháp điều trị như sau đối với cả hai loại VTMHK:
- Thuốc loãng máu: Nếu bạn bị huyết khối sâu, thuốc tiêm loãng máu (kháng đông) sẽ giúp ngăn không cho cục máu đông lớn dần. Sau điều trị ban đầu, uống thuốc kháng đông trong nhiều tháng để tiếp tục ngăn khối máu đông phát triển thêm.
- Nếu bác sĩ cho bạn thuốc kháng đông, hãy theo hướng dẫn sử dụng cẩn thận. Tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp nhất đó chính là xuất huyết quá mức.
- Thuốc ly giải huyết khối: Điều trị với thuốc giúp làm tan cục huyết khối, áp dụng cho trường hợp HKTM sâu, bao gồm các ca có thuyên tắc phổi
- Mang vớ nén: Các vớ nén giúp ngăn sưng tấy và giảm khả năng xuất hiện các biến chứng của HKTM sâu.
- Bộ lọc: Trong một vài trường hợp, đặc biệt nếu bạn không thể uống các loại thuốc kháng đông, bộ lọc được đặt vào tĩnh mạch chủ sẽ giúp ngăn các cục máu đông bị vỡ ra trôi vào phổi bạn. Thông thường, bộ lọc được loại bỏ khi không cần sử dụng nữa. Nếu bạn phải đặt bộ lọc, hãy hỏi bác sĩ khi nào thì lấy chúng ra.
- Loại bỏ tĩnh mạch bị giãn:bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn gây đau hoặc gây VTMHK tái phát. Một tĩnh mạch dài sẽ được lấy ra trong một cuộc tiểu phẫu. Việc loại bỏ tĩnh mạch sẽ không gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chân bạn, bởi vì các tĩnh mạch sâu sẽ đảm nhận việc làm tăng lượng máu.
Biện pháp phòng tránh bệnh Viêm tĩnh mạch huyết khối?
Thay đổi lối sống: Bên cạnh việc điều trị, các phương pháp hỗ trợ dưới đây có thể giúp cải thiện bệnh hiệu quả
Nếu bạn bị VTMHK nông:
- Chườm ấm ở vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày
- Nâng cao chân
- Sử dụng thuốc NSAID nếu như được kê và chỉ dẫn bởi bác sĩ
Nếu bạn bị HKTM sâu:
- Uống thuốc kháng đông theo toa như đã hướng dẫn để ngăn ngừa biến chứng
- Năng cao chân nếu bị sưng
- Mang vớ nén theo chỉ định
Cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng đông.
Phòng ngừa
Ngồi quá lâu trên máy bay hoặc trên xe có thể khiến cho mắt cá chân và bắp chân bạn sưng lên và tăng nguy cơ bị VTMHK. Để ngăn ngừa bị máu đông, hãy:
Hi vọng qua bài viết từ các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bạn đọc có được những kiến thức hữu hiệu trọng điều trị bệnh Viêm tĩnh mạch huyết khối một cách hiệu quả