Tuyển sinh ĐH 2018: Lo mất cân bằng ngành nghề

Tuyển sinh ĐH 2018: Lo mất cân bằng ngành nghềSau khi các trường khối công an, quân đội công bố điểm chuẩn, đã xuất hiện không ít thủ khoa đạt điểm cao ở các khối thi. Đặc biệt, là những thủ khoa đến từ các địa phương bị phát hiện gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018.

Sau khi các trường khối công an, quân đội công bố điểm chuẩn, đã xuất hiện không ít thủ khoa đạt điểm cao ở các khối thi. Đặc biệt, là những thủ khoa đến từ các địa phương bị phát hiện gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018.

Tuyển sinh ĐH 2018: Lo mất cân bằng ngành nghề

Nhiều thí sinh thủ khoa các trường công an đến từ Hòa Bình, Sơn La

Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ rà soát nếu các trường Đại học đề xuất

Theo đó, đại diện Bộ GD-ĐT xác nhận, việc có nhiều thí sinh trúng tuyển vào các trường công an, quân đội chiếm phần lớn các địa phương có xảy bất thường trong chấm thi như Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn là số liệu chính xác.

Trước những nghi ngại của dư luận về tính công bằng của một kỳ thi, về hiện tượng đỗ thủ khoa hàng loạt thuộc về các thí sinh những tỉnh miền núi phía Bắc. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, trước mắt, Bộ chấp nhận kết quả hiện nay để thực hiện việc tuyển sinh của các trường. Đây chỉ là kết quả tạm thời. Khi có kết quả điều tra, sẽ soi chiếu vào quy chế để xử lý. Và lúc đó Bộ sẽ trả về thực tế của các em, thậm chí sẽ xử lý ở mức độ cao nhất và cần có thời gian chờ đợi.

Trước những băn khoăn của dư luận là rất lớn nhưng đến thời điểm hiện tại, ông Mai Văn Trinh- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết nhận được thông tin trường nào có đề xuất rà soát lại kết quả thi THPT quốc gia.

Thực tế hiện nay, tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ trên tinh thần tự chủ, và việc đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh là do các trường có trách nhiệm thực hiện. Chẳng hạn như phương thức thế nào, sử dụng những hình thức tuyển sinh nào, sử dụng kết quả của kì thi THPT quốc gia ở mức độ nào… đó là do các  trường. Đương nhiên, các trường có quyền đưa ra giải pháp riêng như: Sơ tuyển, đánh giá năng lực hoặc có hệ số điểm cho các môn chính. Trong trường hợp trường nào có đề xuất việc rà soát kết quả thi và nguồn tuyển sinh đầu vào, căn cứ vào điều kiện cụ thể, trong trường hợp cho phép, thẩm quyền, Bộ GD-ĐT sẵn sàng hỗ trợ các trường.

Dẫu thế, giải pháp căn cơ, bải bản nhất vẫn là việc các trường phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, siết chặt quá trình học tập, sàng lọc của thí sinh một cách khách quan, chính xác và đáp ứng được chất lượng.

Trước đó, thống kê của một số trường khối an ninh, quân đội khu vực phía Bắc có điểm đầu vào mức thủ khoa, á khoa đều là thí sinh đến từ Hòa Bình, Sơn La… Đại diện Ban tuyển sinh của Học viện An ninh cho hay, đơn vị này rất mong muốn Bộ GD&ĐT sớm công bố kết quả điều tra bất thường về điểm thi ở một số tỉnh để thuận lợi hơn trong việc xét tuyển và đảm bảo chất lượng tuyển sinh. Tuy nhiên, hiện tại Học viện vẫn tuân thủ theo quy định, sẽ dùng kết quả này để xét tuyển như bình thường, thời điểm này chưa đặt ra vấn đề tổ chức sát hạch đầu vào.

Tuyển sinh ĐH 2018: Lo mất cân bằng ngành nghề

Tuyển sinh ĐH 2018: Lo mất cân bằng ngành nghề

Theo phân tích của PGS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trong số 29 địa phương có số thí sinh trúng tuyển vào Bách khoa nhiều nhất, những tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Hoà Bình đều nằm trong top cuối. Cụ thể, Hòa Bình đứng ở vị trí thứ 20, Lạng Sơn 22, Sơn La 23, Hà Giang 25 trong danh sách 48 địa phương có thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay. Hà Giang có 12 thí sinh trúng tuyển ĐH Bách khoa Hà Nội, Sơn La là 21, Hoà Bình 34.

Nhiều người tự đặt ra câu hỏi: “Thí sinh các địa phương miền núi phía Bắc chỉ chọn khối trường công an, quân đội mà “né” trường ĐH Bách khoa?”

Về vấn đề này, đại diện Trường Đại học Bách khoa cho rằng, những thí sinh gian lận thi cử thường sẽ không chọn những trường như ĐH Bách khoa Hà Nội, bởi áp lực học tập lớn, dễ bị đuổi học nếu không đạt yêu cầu của nhà trường. Như ĐH Bách khoa Hà Nội, mỗi năm buộc thôi học khoảng hơn 700 sinh viên, mà nguyên nhân chủ yếu do ý thức học tập.

Thực tế hiện nay, các trường Công an, Quân đội lấy điểm chuẩn cao nhưng vẫn nhiều thí sinh đăng ký dự thi là do chỉ tiêu của các trường quân đội ít, cộng thêm chính sách bao cấp trong quá trình học và đảm bảo đầu ra cho sinh viên nên thu hút thí sinh giỏi. Đây là tương quan giữa chỉ tiêu được tuyển và nhu cầu giữa những người tham gia tuyển. Chính vì vậy mà nhiều thí sinh và gia đình tìm mọi cách, “bất chấp” để có một tấm vé vào các trường này.

Tuy nhiên, từ thực trạng tuyển sinh năm 2018, cần nhìn nhận nghiêm túc hơn về công tác tuyển sinh ĐH và việc sử dụng nguồn nhân lực hiện nay. Nếu việc đổ xô vào học các ngành công an, quân đội chỉ vì tâm lý được “bao cấp”, không phải lo về đầu ra, thì điều này đang phản ánh một thực trạng đáng buồn. Theo phân tích các chuyên gia, đáng lẽ những ngành cần nhiều nhân lực ưu tú nhất như như Khoa học cơ bản, Khoa học kỹ thuật và Giáo dục thì lâu nay điểm đầu vào lại lẹt đẹt. Trong khi vì việc làm khó khăn, thu nhập bấp bênh, người học đã chọn những trường học không mất phí, lại được sắp sếp đầu ra, không cần phải lo lắng gì…tình trạng này kéo dài trong nhiều năm, sớm muộn cũng sẽ gây ra sự mất cân bằng ngành nghề; khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu ngành nghề trong xã hội.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop