Kẽm là nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng. Vậy có những phương pháp nào để bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ?
Các biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ nhỏ
Làm thế nào để phát hiện tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
Để phát hiện thiếu kẽm các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết có thể dùng các biện pháp cận lâm sàng hoặc theo dõi các dấu hiệu lâm sàng. Các kết quả cận lâm sàng được kết luận bởi các bác sĩ chuyên môn. Còn về dấu hiệu lâm sàng chính là dấu hiệu lâm sàng của các bệnh lý liên quan đến thiếu kẽm. Ví dụ như chậm phát triển thể lực, cân nặng của trẻ giảm, trí tuệ sa sút, giảm trí nhớ, trẻ dễ nhiểm khuẩn (đặc biệt nhiễm khuẩn về da, niêm mạc, tiêu hóa). Điều đáng chú ý là khi thiếu kẽm trẻ dễ suy dinh dưỡng, chậm chạp, lười biếng. Ngoài ra, khi thiếu kẽm, trẻ thường bị rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, trẻ biếng ăn.
Vai trò của kẽm trong cơ thể
Kẽm là một nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể: nó là thành phần quan trọng trong cấu trúc tế bào và ảnh hưởng đến các quá trình sinh học trong cơ thể, là thành phần của các enzyme trong cơ thể, giúp tăng quá trình tổng hợp protein, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.
Kẽm tham gia vào các thành phần enzym trong cơ thể như enzyme vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác các quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào. Không những vậy, kẽm còn hoạt hóa nhiều enzyme khác như amylase, pencreatinase.
Kẽm còn tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleid, protein (đây là những thành phần quan trọng của sự sống). Do đó, hầu hết các hệ cơ quan của cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ da và niêm mạc rất nhạy cảm với thiếu hụt kẽm. Khi thiếu kẽm trẻ ăn kém ngon, biếng ăn.
Không những vậy, kẽm còn tham gia vào quá trình điều hòa chức năng nột tiết, và tham gia vào thành phần hoocmon (tuyến sinh dục, tuyến yên). Những chức năng này tham gia vào quá trình điều hòa hoạt đống sống của con người, phản ứng với kích thích từ môi trường và xã hội. Do đó thiếu kẽm ảnh hưởng đến sự thích nghi và phát triển của con người.
Ngoài ra trong các tài liệu giảng dạy của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn có viết, kẽm còn giúp giảm độc tính, giảm lão hóa, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể (do kẽm kích thích các đại thực bào, các lympho T). Do đó, khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ tăng khả năng nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Nhu cầu kẽm ở trẻ em
Theo WHO, nhu cầu kẽm ở từng độ tuổi rất khác nhau.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi: 3mg /ngày
Trẻ 5-12 tháng: 5-8-mg/ngày
Trè 1-10 tuổi: 10-15 mg/ ngày
Khi trẻ còn bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn kẽm tốt nhất.
Bổ sung kẽm như thế nào là đúng?
Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, có thể bổ sung bằng dược phẩm hoặc chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Kẽm có nhiều trong thịt đỏ (những người ăn chay dễ bị thiếu kẽm), gan, trứng, sữa, cá, tôm, rau củ quả có màu vàng và xanh đậm. Đối với trẻ bú mẹ, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu. Người mẹ cần bổ sung nhiều vitamin C bằng cách ăn nhiều cam, chanh để tăng khả năng hấp thu kẽm cho trẻ.
Thịt đỏ (thịt bò, thịt heo) là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất cho cơ thể, các loại thịt này rất giàu kẽm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên bổ sung 70g thịt đỏ mội ngày. Dù thịt đỏ là nguồn bổ sung kẽm quan trọng nhưng không duy nhất. Do vậy, nếu không bổ sung được thịt đỏ mỗi ngày thì chúng ta có thể dùng các thực phẩm khác giàu kẽm thay thế.
Trường hợp bổ sung các thuốc chứa kẽm (kẽm gluconat hay kẽm sulfat), cần uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chúy ý tìm nguyên nhân thiếu kẽm và điều trị nguyên nhân trước khi bổ sung kẽm (trong trường hợp các bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu kẽm). Nên dùng kèm các vitamin A, vitamin B6, vitamin C giúp làm tăng sự hấp thu kẽm. Chú ý, kẽm làm giảm hấp thu sắt, do đó nếu bổ sung kẽm và sắt đồng thời thì dùng cách xa nhau. Bên cạnh đó, bổ sung kẽm bằng dược phẩm dễ gây thừa, nếu thừa có thể giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tóm lại, kẽm là nguyên tố vi lượng chiếm lượng nhỏ, nhưng không kém phần quan trọng trong cơ thể. Nó tham gia hầu hết mọi hoạt động sống của cơ thể. Do đó, chúng ta cần bổ sung đủ lượng kẽm cho trẻ vì sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ