Tìm hiểu triệu chứng và phác đồ điều trị bệnh phong

Tìm hiểu triệu chứng và phác đồ điều trị bệnh phongBệnh phong trước đây gọi là bệnh cùi hay hủi, có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Là bệnh do nhiễm khuẩn, thường để lại tàn tật nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Bệnh phong trước đây gọi là bệnh cùi hay hủi, có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Là bệnh do nhiễm khuẩn, thường để lại tàn tật nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Tìm hiểu triệu chứng và phác đồ điều trị bệnh phong

Bệnh phong có nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh phong: Nguyên nhân và cách lây truyền?

Trong các tài liệu giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn có viết những nguyên nhân gây ra bệnh phong bao gồm:

  • Do Mycobacterium leprae gây ra
  • Trong cơ thể, vi khuẩn khu trú ở da-niêm mạc, thần kinh và biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở đó. Khi cơ thể suy yếu, vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan khác như xương, gan…

Cách lây truyền:

  • Nguồn lây: Người mắc bệnh phong thể nhiều vi khuẩn không được điều trị, vì M. leprae có chủ yếu ở người. Vi khuẩn bài tiết qua dịch tiết đường mũi, qua vết loét ở da.
  • Cách lây truyền: Chưa được hiểu rõ. Có thể lây qua đường hô hấp, vết thương ở da.

Triệu chứng của bệnh phong?

Da:

  • Dát: Gặp trong phong thể bất định, màu trắng hay hồng, ranh giới rõ hoặc không, không thâm nhiễm, số lượng thường ít.
  • Mảng thâm nhiễm: Gặp trong phong thể trung gian, giới hạn rõ hoặc không, có thể khu trú hoặc loan tỏa.
  • Củ: Gặp trong phong thể củ, thương tổn gờ lên, giới hạn rõ, trung tâm lành, hình thái với củ to, củ nhỏ hay mảng củ.
  • U phong: Trong phong thể u, thương tổn gờ lên, giới hạn không rõ, số lượng nhiều, phân bố lan tỏa và đối xứng.

Thần kinh:

  • Rối loạn cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác đau, nóng/lạnh, xúc giác.
  • Dây thần kinh: Viêm to, đau. Hay gặp các dây thần kinh giữa quay, cổ nông, hông khoeo ngoài.

Rối loạn bài tiết: Da khô, bóng do không bài tiết mồ hôi.

Rối loạn vận động: Cò ngón, chân cất cần

Rối loạn dinh dưỡng: Rụng long mày, teo cơ, loét ổ gà, tiêu xương,xốp xương.

Các thương tổn khác: Viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm giác mạc, viêm mống mắt…

Thể lâm sàng và phân nhóm theo vi trùng?

Theo hội nghị chống phong quốc tế (1953) ở Madrid, bệnh phong chia làm các thể sau:

  • Thể I: Tức thể vô định, là giai đoạn sớm của bệnh
  • Thể T: Tức thể củ
  • Thể B: Tức thể trung gian
  • Thể L: Tức thể u

Phân nhóm theo vi trùng:

  • Nhóm ít vi khuẩn (PB): Ở nhóm này vi khuẩn âm tính, thường là những bệnh nhân thể I, T.
  • Nhóm nhiều vi khuẩn (MB): Nhóm này thường là những bệnh nhân thuộc thể B, L.

Tìm hiểu triệu chứng và phác đồ điều trị bệnh phong

Tiến triển và biến chứng của bệnh phong?

Theo chia sẻ của các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, bệnh kéo dài có lúc như đứng yên, thoái lui, ít gây chết người nhưng tác hại là gây tàn phế.

Đau, viêm dây thần kinh, liệt, teo cơ, mất cảm giác dễ bị phỏng, xây xát nhiễm khuẩn, loét giác mạc gây mù lòa, cơn bốc phát phản ứng phong.

Chẩn đoán  bệnh phong?

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phong: Theo WHO, được coi là mắc bệnh phong khi có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu sau:

  • Thương tổn da kèm theo mất hoặc giảm cảm giác
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên và biểu hiện mất chức năng: Dây thần kinh ngoại biên to, đau hoặc nhạy cảm kèm loạn cảm giác, teo cơ, tàn tật khác.
  • Tìm thấy vi khuẩn phong tại thương tổn da hoặc thần kinh.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Thể I với lang ben, bạch biến, bớt sắc tố…
  • Thể TT, BT với vảy nến, nấm da, u hạt vòng nhẫn…
  • Thể BB, BL và LL với trứng cá đỏ, nhiễm độc da do thuốc…

Điều trị bệnh phong?

Sử dụng đa hóa trị liệu để điều trị bệnh phong. Phác đồ cụ thể trong các tài liệu giảng dạy của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn:

Nhiều vi khuẩn:

  • Thời gian điều trị 12 tháng, theo dõi 5 năm
  • Rifampicine và clofazimin ngày đầu có giám sát

                 Thuốc

Đối tượng

Rifampicine

Dapsone

Clofazimin

Người lớn

600mg/tháng

100mg/ngày

300mg/ngày đầu

50mg/ngày sau

Trẻ em (10-14 tuổi)

450mg/tháng

50mg/ngày

150mg/ngày đầu

50mg, 1lần/2 ngày

Trẻ em (<10 tuổi)

300mg/tháng

25mg/ngày

50mg, 2 lần/tuần

Ít vi khuẩn:

  • Thời gian điều trị 6 tháng, theo dõi 3 năm. Rifampicine có giám sát

                  Thuốc

Đối tượng

Rifampicine

Dapsone

Người lớn

600mg/tháng

100mg/ngày

Trẻ em (10-14 tuổi)

450mg/tháng

50mg/ngày

Trẻ em (<10 tuổi)

300mg/tháng

25mg/ngày

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phong

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phong

Một số thông tin về thuốc Daspone?

Daspone có tương quan cấu trúc với các sulfonamid và do tác dụng bị đối vận bởi PABA nên có khả năng thuốc tác động thông qua ức chế quá trình tổng hợp folat của vi khuẩn.

Điều trị cả phong thể u và thể củ, được sử dụng rộng rãi cho tất cả các thể phong (thường khởi đầu điều trị với Rifampin và Dapson và sau đó là Dapsone đơn độc)

Sử dụng để dự phòng bệnh phong đa trực khuẩn

DOC của bệnh viêm da do herpes, phối hợp Pyrimethamine trong điều trị sốt rét, phối hợp trimethoprim trong điều trị viêm phổi do Pneumocystis

ADR: thiếu máu tan huyết (người thiếu G6PD, tất cả bệnh nhân điều trị phải xét nghiệm đếm hồng cầu thường xuyên), metHb, độc tính trên gan

Một số thông tin thuốc Clofazimin

Kháng khuẩn và kháng viêm: cơ chế chưa rõ  

  • Gắn với các acid nucleic và tập trung ở hệ võng mô
  • Chất nhân electron: can thiệp vào chuỗi vận chuyển electron

Tác dụng diệt khuẩn chậm: Điều trị phong thể u bao gồm cả các thể bệnh đề kháng với Dapson

Chống viêm và điều hòa miễn dich:  Có ích trong kiểm soát các biến chứng viêm dây thần kinh và ngăn chặn các phản ứng hồng ban nút do phong có liên quan đến bệnh phong thể u

Thường phối hợp Dapson, Rifampin

ADR: không dung nạp ở đường tiêu hóa, sẫm màu da, bệnh vảy cá, khô da, ban đỏ, ngứa


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop