Y học cổ truyền làm sáng tỏ công dụng của gối thuốc chữa bệnh

Y học cổ truyền làm sáng tỏ công dụng của gối thuốc chữa bệnhGối thuốc (dược chẩm) là phương pháp chữa bệnh độc đáo có lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền phương Đông và được nhiều danh y bàn đến và ghi lại trong các trước tác của mình.

Gối thuốc (dược chẩm) là phương pháp chữa bệnh độc đáo có lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền phương Đông và được nhiều danh y bàn đến và ghi lại trong các trước tác của mình.

Y học cổ truyền làm sáng tỏ công dụng của gối thuốc chữa bệnh

Phương pháp chữa bệnh bằng gối thuốc được nhiều danh y sử dụng

Phương pháp chữa bệnh bằng gối thuốc trong các sách cổ

Theo y học cổ truyền phương Đông, gối thuốc có lịch sử phát triển lâu đời mà đến nay con người vẫn chưa thể xác định chính xác thời gian khởi nguồn và chỉ biết chúng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh độc đáo này đã được rất nhiều danh y bàn đến và lưu lại trong các trước tác của mình.

Điển hình có thể tìm thấy trong sách Ngoại trị phương tuyển của Danh y Lục Cẩm Toại (đời Thanh) ghi lại việc dùng lá dâu và cúc hoa để làm ruột gối chữa chứng đầu phong. Hay trong sách Bản thảo cương mục, nhà dược học lỗi lạc Lý Thời Trân (đời Minh, Trung Quốc) đã ghi lại cách làm gối sáng mắt: “Vỏ khổ kiều, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, quyết minh tử, hoa cúc làm ruột gối có tác dụng làm sáng mắt”. Sách Tuân sinh bát diễn viết về gối từ thạch các, sách Diên niên bí lục có ghi chép về gối hoa cúc tác dụng làm sáng mắt và an thần. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc từ những năm 50 của thế kỷ trước đã tiến hành thu thập, thừa kế, ứng dụng và sáng tạo ra nhiều phương thang dược chẩm mới, việc cho ra đời các phương pháp điều trị này là những thành tựu và tiến bộ vượt bậc.

Công dụng của gối thuốc như thế nào?

Y học cổ truyền quan niệm, đầu gáy là nơi hội tụ của các kinh dương, chứa nhiều huyệt vị quan trọng liên quan mật thiết đến sự tuần hoàn của khí huyết và công năng hoạt động của các tạng phủ. Theo đó khi sử dụng gối thuốc, các dược vật chứa trong ruột gối sẽ cọ xát, tác động trực tiếp lên da và các huyệt vị vùng đầu cổ, thẩm thấu vào trong cơ thể mà phát huy tác dụng dược lý. Theo Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, mỗi loại gối có những công dụng khác nhau tùy theo dược tính của các dược vật như thanh nhiệt giải độc, an thần định trí, thông lạc chỉ thống, sơ phong thanh nhiệt, bình can tiềm dương, hoạt huyết thông mạch, kiện não minh mục,... trên cơ sở này có thể dùng để chữa các chứng bệnh như: mất ngủ, hay quên, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau cổ gáy, viêm kết mạc, suy giảm thị lực, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, viêm quanh khớp vai,...

Y học cổ truyền làm sáng tỏ công dụng của gối thuốc chữa bệnh

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt

Cách làm gối thuốc đơn giản

Các tài liệu giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cũng chỉ rõ, để làm gối thuốc nên chọn các loại vải bông, vải sợi để làm vỏ ruột gối. Lưu ý không nên dùng vải sợi hóa học hay vải pha nilon nhằm đạt được yêu cầu mềm mại, thông thoáng và dễ hấp thụ chất thuốc. Bên cạnh đó, tùy theo mục đích trị liệu mà có thể lựa chọn hoa, lá, hạt, vỏ... của các dược vật sao cho phù hợp.

Những vị thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như hồng hoa, cúc hoa, hoa cúc trắng, hoa cúc dại (dã cúc hoa), hạ khô thảo, đạm trúc diệp, màng tang, bạc hà, bồ công anh, thảo quyết minh, mạn kinh tử, lá dâu, lá trà, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, xích thược, bạch thược, đan sâm, từ thạch, thạch cao, thạch quyết minh, là đương quy, xuyên khung, mộc hương, đan bì, khương hoạt, xương bồ, tế tân, quế chi, phèn chua, băng phiến, tằm sa, địa long... Tất cả các dược liệu này sẽ được phơi hoặc sấy thật khô, tán vụn rồi cho vào vỏ ruột gối khâu kín lại để tránh ẩm mốc.

Gối thuốc hiện được nhiều người bệnh áp dụng và lưu truyền phổ biến trong dân gian với những tác dụng diệu kỳ trong việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tùy theo mục đích điều trị mà người bệnh có thể sử dụng các dược liệu khác nhau. Bên cạnh đó đừng quên đến các cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền để thăm khám nếu tình trạng bệnh không cải thiện.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop