Y học cổ truyền mách bạn vị thuốc tỏi kháng sinh đa năng

Y học cổ truyền mách bạn vị thuốc tỏi kháng sinh đa năngTỏi trong y học cổ truyền được dùng để làm thuốc phòng trị nhiều bệnh bên cạnh là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc ở mỗi gia đình.

Tỏi trong y học cổ truyền được dùng để làm thuốc phòng trị nhiều bệnh bên cạnh là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc ở mỗi gia đình.

Y học cổ truyền mách bạn vị thuốc tỏi kháng sinh đa năng

Tỏi là vị thuốc có công dụng giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp

Trong một số tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, tỏi là vị thuốc có công dụng giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp,... Bên cạnh đó, tỏi còn được xem là một loại kháng sinh đa năng có thể gây ức chế trên 70 loại siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Sách Dược tính chỉ nam có ghi: “Tỏi vị thuốc gọi Đại toán, vị cay tính ấm, có độc, tác dụng thông được 5 tạng, lợi được các khiếu, khai vị kiện tỳ trừ được chứng khí lạnh, chứng ôn dịch tiêu được những độc ung nhọt, phá được chứng trưng hà báng tích, tiêu được thức ăn bằng cá bằng thịt, giải được nọc rắn, chứng trúng nắng mê man, chứng đổ máu cam…”. Các bài thuốc Y học cổ truyền phòng trị bệnh từ tỏi vẫn mang giá trị đến tận ngày nay và không ngừng mở rộng công dụng trong các nghiên cứu y học hiện đại.

Bài thuốc trị bệnh từ tỏi trong y học cổ truyền

Y học cổ truyền đã ứng dụng những công dụng của tỏi trong các bài thuốc cụ thể như sau:

Trị chảy máu cam: Tỏi giã nát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) mang lại tác dụng hiệu quả trong việc ngăn và trị chảy máu cam.

Trị chứng trẻ em chảy máy cam do hư hoả: Dùng tỏi giã nát rịt lòng bàn chân (tại vị trí huyệt dũng tuyền). Trường hợp chảy máu cam bên mũi phải, đắp tỏi lòng bàn chân bên trái và ngược lại bên đối diện.

Chữa tâm hàn thống: Dùng tỏi ngâm giấm ngày ăn 2 - 4 tép. Bài thuốc mang lại tác dụng đối với trường hợp tâm hồi hộp, tức ngực khó thở khi gặp lạnh.

Chữa viêm mũi dị ứng: Dùng tỏi vài tép cắt ra từng lát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền). Bài thuốc sử dụng khi gặp lạnh hắt hơi, ngứa mũi chảy nước mũi.

Điều trị mỡ máu cao: Dùng tỏi xào bông bí hoặc hoa lý ăn tuần vài lần. Bài thuốc áp dụng đối với người thừa cân, mỡ máu cao, bụng đầy chậm tiêu do tỳ hư thấp trệ.

Điều trị chứng cước khí: Dùng tỏi giã nát xát vào hai bàn chân, nơi đau cho nóng lên là yên. Bài thuốc được các thầy thuốc, y sĩ tốt nghiệp Trung cấp y học cổ truyền thường dùng khi gặp gió rét, hơi lạnh đám ma làm chân tay sưng đau

Y học cổ truyền mách bạn vị thuốc tỏi kháng sinh đa năng

Tuyển sinh đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền năm 2019

Chữa tăng huyết áp: Dùng đậu trắng 100g, tỏi 100g cho 2 lít nước nấu còn 1 chén uống 3 lần trong ngày, một tháng ăn một vài lần; hoặc dùng tỏi ngâm dấm ăn ngày 2-3 tép có tác dụng là giảm huyết áp, điều trị tăng huyết áp hiệu quả.

Chữa béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp: Dùng tỏi ngâm dấm, ăn ngày 2-3 tép, nên ăn nhiều ngày.

Chữa rắn cắn: Dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp nơi rắn cắn.

Điều trị khớp chân sưng đau: Dùng tỏi 30g, rau chân vịt 200g, khoai tây, cà rốt,  gia vị hầm ăn tuần vài lần.

Chữa trị cảm cúm: Dùng tỏi giã nhỏ hãm nước sôi chắt lấy nước, nhỏ vào mũi cho người bệnh trong ngày vài lần.

Chữa bụng đầy đau: Dùng 1 vài nhánh tỏi khô hoặc tỏi tươi ăn sống trong trường hợp bụng đầy đau khó tiêu sau khi ăn thịt cá.

Điều trị u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt: Dùng tỏi non làm gỏi, làm rau ăn hoặc tỏi củ xào hoa lý hay rau cải ăn tuần vài lần.

Có thể thấy tỏi mang lại nhiều giá trị phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên do đặc tính vị cay tính ấm nên tỏi không nên dùng cho những người đau mắt sưng đỏ (can hoả), lưng nóng đi tiểu vàng, ít do thận hoả, người mắc các chứng xuất huyết, chảy máu, người nóng “do hỏa”; chứng ho khan đàm vàng (phế nhiệt), người hay bị lở miệng, môi nứt do vị hoả; người bứt dứt khó ngủ do tâm hỏa. Đây cũng là những lưu ý quan trọng mà các sinh viên Trung cấp Y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn buộc phải nhớ để có thể tư vấn cho người bệnh sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ cũng như tìm đến bệnh viện, bác sĩ, thầy thuốc y học cổ truyền uy tín để có thể điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop