Y sĩ Y học cổ truyền mách bạn bí quyết có giấc ngủ ngon

Y sĩ Y học cổ truyền mách bạn bí quyết có giấc ngủ ngonY học cổ truyền phương Đông từ xưa đã coi trọng chất lượng của giấc ngủ và coi đó là một trong những bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh.

Y học cổ truyền phương Đông từ xưa đã coi trọng chất lượng của giấc ngủ và coi đó là một trong những bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh.

Y sĩ Y học cổ truyền mách bạn bí quyết có giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người

Trong Y học cổ truyển, giấc ngủ không đơn thuần chỉ là nhu cầu sinh lý của con người mà những người thầy thuốc còn quan tâm đến việc làm sao để có giấc ngủ ngon và chất lượng. Tác giả cuốn sách Dưỡng sinh tam yếu đã viết: “Giấc ngủ là niềm vui lớn nhất của đời người”, “giấc ngủ là liều thuốc bổ của tự nhiên”. Điều đó có thể thấy rằng, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, là tiền đề để bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Y học cổ truyền định nghĩa giấc ngủ là gì?

Theo Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, sự thay đổi giấc ngủ của con người lấy sự vận hành của doanh khí và vệ khí làm cơ sở. Trong đó doanh khi có nguồn gốc từ tinh khí (âm khí) trong đồ ăn. Vì thế Doanh khí sinh ở thủy cốc, nguồn ở Tỳ Vị, xuất ở trung tiêu nên đi trong lòng mạch.  Vệ khí thuộc dương, tính cương cường lưu lợi, là thứ khí mạnh trong trong đồ ăn thức uống nên đi ở ngoài lòng mạch.

Trong nghiên cứu quy luật vận hành của vệ khí, các thầy thuốc Y học cổ truyền thấy rằng chúng có quan hệ mật thiết với việc thức ngủ đúng giờ của con người. Để hiểu rõ hơn về giấc ngủ, bạn có thể tìm đến các cuốn sách như: “Nội kinh linh khu thiên Vệ khí hành”, “Linh khu thiên Dinh vệ sinh hội”, “Nội kinh linh khu, thiên Khẩu vấn”, đặc biệt với những bạn đang theo đuổi lĩnh vực này như Trung cấp Y học cổ truyền.

Bên cạnh đó, Đông y cũng cho rằng giấc ngủ là kết quả của sự giao hòa âm dương. Điều đó có nghĩa, con người sau một ngày hoạt động, khí dương suy yếu và cần phải được nghỉ ngơi.

Ngủ bao lâu là khoa học?

Thực tế giấc ngủ không căn cứ vào bất kỳ một yếu tố nào mà tổng hợp từ các yếu tố khác nhau như: độ tuổi, thể chất, nghề nghiệp... Chẳng hạn, trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ dài nhất so với các độ tuổi khá, khoảng 20 giờ trong một ngày; trẻ từ 1 - 2 tuổi khoảng 16 giờ; từ 3 - 4 tuổi khoảng 14 giờ; 5 - 7 tuổi khoảng 12 giờ; 8 - 12 tuổi: 9 - 11 giờ; 16 - 20 tuổi: 8 - 9 giờ; người lớn 7 - 8 giờ là đủ; người trên 60 tuổi cần kéo dài thời gian ngủ; người 60 - 70 tuổi cần ngủ mỗi ngày 9 giờ; từ 70 - 90 tuổi cần 10 giờ; trên 90 tuổi: 10 - 12 giờ...

Hay việc thể chất của mỗi người khác nhau thì thời gian ngủ cũng sẽ khác nhau. Bởi “người có dạ dày to mà da khô ráp, dạ dày to thì vệ khí lưu lại lâu, da khô ráp thì cơ bắp không lỏng, vệ khí vận hành chậm, ở âm lâu, vệ khí không tinh thì buồn ngủ, nên thường ngủ nhiều vậy. Nếu dạ dày nhỏ, da mềm nhẵn thì vệ khí lưu lại ở dương lâu, nên ngủ ít vậy” – lời thoại của Chi Bá đáp Hoàng đế trong cuốn sách Hoàng đế nội kinh.

Tuy nhiên không có nghĩa ngủ nhiều sẽ tốt, bởi Y học cổ truyền cũng đã chỉ ra rằng, ngủ lâu sẽ khiến khí huyết khó lưu thông, công năng hoạt động của các tạng phủ bị suy giảm, khiến có thể dễ sinh bệnh, sức khỏe giảm sút. Do đó, bạn cần cân bằng giấc ngủ để có một cơ thể khỏe mạnh.

Y sĩ Y học cổ truyền mách bạn bí quyết có giấc ngủ ngon

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y học cổ truyền 2018

Dùng gối như thế nào để có giấc ngủ ngon?

Không chỉ thời gian ngủ mà việc dùng gọi như thế nào (cao hay thấp, cứng hay mềm,...) đều ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Theo sách Lão lão hằng ngôn: : “Độ cao thấp khi gối đầu, khi nằm ngửa cần gối cao bằng một nắm tay, khi nằm nghiêng cần gối cao một nắm tay rưỡi, độ cao cụ thể còn phải dựa vào hình thể cá nhân mà quyết định”.

Bên cạnh đó, sách Lão lão hằng ngôn cũng khuyên rằng: “Chớ dùng gối cứng”, bởi khi dùng gối cứng, diện tích tiếp xúc với đầu nhỏ, áp lực tăng lên khiến da đầu dễ bị tổn thương. Tuy nhiên dùng gối mềm cũng không phải là giải pháp hay, bởi nếu quá mềm gối sẽ không giữ được độ cao nhất định sẽ khiến cơ cổ dễ mỏi, ảnh hưởng đến hô hấp, từ đó khiến giấc ngủ không sâu. Đồng thời, gối ngủ cũng cần đủ độ dài để tạo sự thoải mái khi trở mình mà không sợ đâu rơi khỏi gối.

Đặc biệt, yếu tố về ruột gối luôn được Y học cổ truyền chú trọng. Trong đó, Y sĩ Y học cổ truyền lưu ý, dùng cỏ thơm, hoa cúc dại hoặc bã trà phơi khô làm ruột gối rất có lợi cho giấc ngủ. ví dụ như ruột gối bằng vỏ kiều mạch có độ cứng thích hợp, tính đàn hồi vừa phải, đông ấm hè mát. Hay ruột gối bằng bông có khả năng giữ nhiệt tốt, mùa đông thì ấm áp nhưng những người bị cao huyết áp, can hỏa vượng thì không nên dùng vào mùa hè.

Có thể nói rằng, cơ thể con người phụ thuốc rất nhiều vào giấc ngủ. Do đó bạn cần trang bị cho mình những kiến thức thật tốt về quy luật của giấc ngủ để có thể giúp bản thân sở hữu giấc ngủ ngon nhất. Ngoài ra, tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc, bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ được những nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe và có một cơ thể khỏe mạnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop