Táo mèo còn được gọi là sơn tra. Theo y học cổ truyền, “sơn tra nhập huyết phận, vi hóa ứ huyết chi yếu dược” (sơn tra vào phần huyết, là vị thuốc chủ yếu chống ứ huyết).
Táo mèo có mặt trong nhiều các bài thuốc y học cổ truyền
Táo mèo là cây mọc tự nhiên hoang hóa trên rừng cao. Người dân tộc Mông gọi chúng bằng cái tên địa phương là “chi tô di”. Khi chín, táo mèo được háy về thái ngang hay bổ dọc, phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Đây là một trong những vị dược liệu góp mặt nhiều trong các bài thuốc trị bệnh trong dân gian. Theo tên thuốc, chúng được gọi là sơn tra. Theo y học cổ truyền “Sơn tra nhập huyết phận, vi hóa ứ huyết chi yếu dược” (sơn tra vào phần huyết, là vị thuốc chủ yếu chống ứ huyết).
Theo các nghiên cứu hiện đại, sơn tra có công dụng trong việc hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi, làm giãn động mạch vành, hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, giúp người bệnh trấn tĩnh, cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần, giúp cân bằng sinh lý và phòng chống các biến chứng do tăng huyết áp.
Hiện sơn tra được nhiều người biết đến, sử dụng trong công tác phòng và điều trị bệnh. Người dùng có thể áp dụng một số cách dùng sơn tra thay trà hàng ngày phòng chống tăng huyết áp và một số món ăn, bài thuốc theo hướng dẫn của các Y sĩ y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh ngay dưới đây:
Sơn tra dùng thay trà uống trong ngày
Bài 1: Sơn tra 15g, lá sen 20g. Hai thứ tán vụn hãm với nước sôi chừng 15-20 phút, uống thay trà. Sử dụng chúng hàng ngày sẽ có tác dụng trong việc làm giãn mạch máu, hoạt huyết hóa ứ, thanh dẫn thông trệ, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp và béo phì kèm theo hoa mắt, nhức đầu,...
Bài 2: Sơn tra 24g, lá dâu 12g, cúc hoa 15g. Đem tất cả dược liệu đi sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín. Sử dụng hàng ngày sẽ có tác dụng trong việc hóa ứ tích, thanh can nhiệt, dùng thích hợp cho những trường hợp tăng huyết áp với các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, dễ cáu giận, đau đầu, đại tiện táo...
Bài 3: Sơn tra 10g, lá trà tươi 10g, cúc hoa 10g. Đem tất cả hãm với nước sôi, uống như trà. Bài thuốc y học cổ truyền này có tác dụng trong việc trừ đờm, tiềm dương, thanh nhiệt, bình can, dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và bệnh lý mạch vành.
Đào tạo y sĩ Y học cổ truyền tại Sài Gòn năm 2018
YHCT giới thiệu món ăn bài thuốc từ sơn tra
Bài 1: Sơn tra 30g, thịt lợn nạc 250g (thái miếng), quyết minh tử 30g, đại táo 4 quả, lá sen tươi (rửa sạch thái nhỏ), gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Đây là bài thuốc có tác dụng thiết nhiệt, thanh can, làm giãn mạch máu và giáng áp dùng cho người bị tăng huyết áp với các triệu chứng mắt đỏ, mặt đỏ, chóng mặt, nhức đầu, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo...
Bài 2: Sơn tra 50g (thái phiến), gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn thêm đường phèn. Tác dụng: khứ ứ huyết, tiêu thực tích, dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Bài 3: Sơn tra 30g, hải đới 30g (rửa sạch, cắt ngắn), mã thầy (bóc vỏ) 10 củ, chanh 2 quả (cắt lát). Tất cả đem nấu kỹ lấy nước chia uống vài lần trong ngày. Tác dụng: hoạt hóa, cường tim, huyết ứ, lợi thủy, giáng áp, dùng rất tốt cho người bị tăng huyết áp.
Lưu ý, các món ăn bài thuốc này được chia ăn nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cũng cho hay, người xưa cho rằng sơn tra chỉ “tiêu” mà không “bổ” nên người có vết loét đường tiêu hóa không nên dùng; người tiết nhiều dịch vị dùng thận trọng. Đặc biệt nếu người bệnh đang uống thuốc bổ thì kiên không nên dùng sơn tra.