Bệnh vảy nến hiện có nhiều phương pháp điều trị bao gồm y học hiện đại và đông y, trong đó có những bài thuốc món ăn tỏ ra hiệu quả trong công tác điều trị bệnh vảy nến.
Canh khoai lang tím có tác dụng chữa bệnh vảy nến hiệu quả
Đôi nét về bệnh vảy nến
Vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Vảy nến phần nhiều do huyết nhiệt. Bệnh liên quan đến tạng can tạng phế. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ thường có vảy xám, trắng phủ lên trên và để thấy rõ bạn phải cạo hết lớp vảy này.
Bệnh vảy nến thường hay tái phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; trường hợp nặng có thể phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Các y sĩ y học cổ truyền cho hay, nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, cộng cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến.
Món ăn bài thuốc điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Theo các thầy thuốc YHCT (đồng thời là giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM), để phòng trị vảy nến, người bệnh cần mát gan, thanh huyết, nhuận phế, trừ phong, tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tới bì phu. Việc ăn uống mắt bổ còn quan trọng hơn cả uống thuốc nên những thực đơn trong các bữa ăn của người bệnh vảy nên luôn cần được chú trọng. Dưới đây là một số bài thuốc mát bổ rất tốt cho người bệnh vảy nến.
Canh khoai tím: Khoai tím 200g, tôm lột 50g băm nhỏ, rau mùi, hành, gia vị vừa đủ nấu ăn. Món ăn có tác dụng: bổ âm, mát gan, giải độc, dưỡng huyết, nhuận phế.
Canh atisô: Bông atisô tươi 200g, thịt vịt 50g, gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn. Tác dụng: mát gan, bổ huyết, nhuận phế, thận, lọc máu, lợi mật, lợi tiểu.
Canh khổ qua: Khổ qua 200g bỏ ruột, đậu phụ non 30g, miến 20g, nấm mèo 20g, gia vị vừa đủ nhồi ruột trái nấu canh ăn. Canh khổ qua có tác dụng dưỡng huyết, mát gan, giải độc, tăng miễn dịch.
Tuyển sinh đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn
Canh bí đao: Bí đao 200g, chân gà 4 cái, làm sạch chặt khúc, thêm rau mùi, hành hoa, gia vị nấu canh ăn. Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, những thành phần có trong bí đao cũng như chân gà sẽ có tác dụng mát gan, thanh phế, sinh tân, lợi đại tiểu tiện.
Canh chua cá kèo: Giá đậu 100g, cá kèo làm sạch 100g, dứa 50g, cà chua 30g, me, gia vị vừa đủ nấu canh ăn; có tác dụng mát gan, nhuận phế,...
Canh rau má: Rau má 200g, thịt nạc lợn băm 50g nấu canh ăn. Tác dụng trị phế nhiệt ho khan, viêm họng, mụn nhọt, gan nóng,...
Rau diếp sốt cà chua: rau diếp 100g, dưa leo 100g thái lát, cà chua 2 trái, thịt lợn băm 50g, gia vị vừa đủ. Thịt băm sốt và cà chua làm nước sốt chấm rau ăn.
Bên cạnh đó, món ăn bài thuốc như giò lợn tiềm thuốc, chè đậu xanh cũng mang đến tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ huyết, điều huyết, nhuận phế, mát gan... Bên cạnh đó để phòng trị bệnh vảy nến, bạn nên tăng cường ăn các loại au bổ mát giàu vitamin A, B5, B có trong bí đỏ, bông cải, mùng tơi, cà chua, cà rốt, rau dấp cá, rau đay, lá lốt, giá đậu, nấm; sữa chua...; đu đủ, dưa hấu, dưa bở, quả bơ, dâu, chuối,... Uống nước mía, bột sắn dây, chanh, mía, râu ngô, nhân trần, nước cam, trái cây tươi. Tiêu thụ các loại cá lành ít dị ứng như cá quả, cá ba sa, cá rô, cá hồi... Ăn gạo lứt, bắp tươi, đậu mè còn nguyên vỏ lụa...
Ngoài việc ăn các loại thực phẩm, món ăn bài thuốc trên, để có thể phòng trị bệnh vảy nến, bạn nên hạn chế ăn các vị cay nóng mặn, ca-ri, tiêu ớt, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt cá khô kho mặn; không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, hay căng thẳng thần kinh. Một tâm lý thoải mái, kết hợp một chế độ dinh dưỡng khoa học chính là viên thuốc hữu hiệu nhất để có một sức khỏe tốt.