Có người từng nói “ước mơ không cần trả phí” nhưng để thực hiện được thì phải hy sinh rất nhiều đặc biệt là những người nghành y. Và có những sự hy sinh mà họ không cần đòi hỏi phải được nhận lại
Họ vượt qua khó khăn, thử thách mọi gian nan để chữa trị chăm sóc cho người bệnh
Mỗi con người đặt ra riêng cho mình những lý tưởng sống cao đẹp. Đối với những con người nghành Y cũng vậy. Chăm sóc, thăm, khám, chữa bệnh, nghiên cứu,… tất cả đều lá lý tưởng của những người nghành Y. Họ ở bên chúng ta từ lúc ra đến khi trưởng thành và mất đi. Không phái đơn giản mà họ được gọi là “những thiên thần áo trắng”. Họ là sự kết tinh hoàn hảo của người thợ thủ công, nhà khoa học và người nghệ sĩ.
“ Người làm việc với đôi bàn tay là một thợ thủ công”. Thợ thủ công là những con người sử dụng chính đôi bàn tay khéo léo của mình để trực tiếp tạo ra các sản phẩm độc đáo và đa dạng mà không cần dùng đến máy móc. Sở dĩ nói họ làm việc với đôi bàn tay vì đòi hỏi phái có đôi bàn tay khéo léo, chao chuốt, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Họ nhẹ nhàng thổi hồn cho những tác phẩm của mình.
“Người làm việc với tâm trí là một nhà khoa học”. Họ dùng khả năng của trí tuệ, suy nghĩ, nhận thức,… gồm cả nhận thức bằng các giác quan của não bộ và quá trình nhận thức bằng vô thức nhằm thu được những tri thức trong lĩnh vực náo đó. Áp dụng các phương pháp khoa học vào trong nghề nghiệp của họ.
“Người làm việc với trái tim là một nghệ sĩ”. Nhà thơ Pháp đã viết: “Nghề thuật làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên người nghệ sĩ”. Thế mới nói trái tim là cả thế giới đời sống tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện của họ. Họ cảm nhận vạn vật bằng trái tim nghệ sĩ của mình. Họ vui với niềm vui của nhân dân mình, buồn với nỗi buồn của đồng bào.
“Nhưng người làm bằng ta, tâm trí, và cả sự hy sinh đó chính là những người làm trong lĩnh vực y tế “.Đúng vậy đấy, họ - dưới những bàn tay khéo léo - thực hiện những ca phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp và chăm sóc bệnh nhân. Tay họ nâng niu mạng sống , giữ gìn cơ thể bệnh nhân như chính của họ. Kéo những con người trở về từ “cõi chết” dưới sự cứu chữa, chăm sóc của những bàn tay “thiên thần”. Đôi bàn tay những “thiên thần áo trắng” ấy chăm sóc cẩn thận từng vết thương, khâu từng vết mổ cho thật thẩm mỹ như những thợ thủ công cho ra tác phẩm nghệ thuật, mà không có một máy móc hiện đại nào thay thế được những đôi bàn tay ấy.
Họ dồn cả tâm trí vào công việc, vào bệnh nhân của mình. Họ thu nhận hết tất cả những kiến thức và không ngừng tìm tòi học hỏi trong suốt quãng đường học tập và hành nghề của mình. Để áp dụng phương pháp điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân thân yêu. Họ còn phải chữa cả tâm bệnh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Họ cũng dành hết tâm trí, hoạt động hết công suất của bộ não vào các bệnh nhân như các nhà khoa học dành chất xám cho những phát minh của mình. Những thiên thần này luôn mang trong mình trái tim nhân hậu. Họ cảm nhận mọi nỗi đau của bệnh nhân bằng tình yêu và cả trái tim như ngỡ cùng chung nhịp đập ấy. Trái tim của họ cũng cảm thấy nhói đau khi người bệnh đau đớn vì bệnh tật. Nói họ mang một trái tim nghệ sĩ vì họ đồng cảm với niềm vui và nước mắt của người bệnh. Không những vậy, họ còn là sứ giả tâm hồn, là vách ngăn đặc biệt giữa sự sống và cái chết.
Có người từng nói “ước mơ không cần trả phí” nhưng để thực hiện được ước mơ thì phải trả phí đặc biệt là những con người theo đuổi nghành y thì phải trả rất nhiều. Đó là sự hy sinh mà không cần đòi hỏi phải được nhận lại. Họ hy sinh cả thanh xuân, chất xám và nổ lực hết mình để có thể thực hiện được ước mơ. Họ vượt qua khó khăn, thử thách mọi gian nan để chữa trị, dành sự chăm sóc tốt nhất đến người bệnh. Sự hy sinh đó vượt lên trên tất cả đó là hy sinh cả cuộc đời để không ngừng phát triển nghành Y. Nhiều lúc họ một ngày không ngủ quá năm giờ đồng hồ, cơm ăn không đúng giờ, mỗi ngày họ phải đối diện với biết bao nhiêu căng thẳng, khó khăn trong công việc khi đối diện với những ca mổ, những bệnh án khó khăn. Vì vậy, họ là sự kết hợp hoàn hảo giữa những đôi bàn tay của người thợ thủ công, tâm trí của nhà khoa học, trái tim của người nghệ sĩ. Và sự hy sinh cao cả mà không phải nghành nghề nào cũng có được.
Nhìn thấy nụ cười của bệnh nhân là niềm hạnh phúc của các y bác sĩ
Với những phát minh của ông về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh. Ông là cha đẻ của những vắc xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Ông nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập , một quá trình mà bây giờ gọi là thanh trùng. Ông là nhà hóa học, nhà vi sinh vật học người Pháp – Louis Pasteur. Ông là nhà hóa học, vi sinh vật học – 2 môn học mà tôi có niềm đam mê đặc biệt từ thời cấp 2 cho đến tận bây giờ. Giấc mơ được trở thành người thầy thuốc luôn là ước mơ mà tôi ấp ủ khi vẫn là một cô học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng sau khi thi đại học, tôi đã không đậu vào ngôi trường địa học y mà tôi mong muốn, cứ nghĩ mình sẽ đặt dấu chấm hết cho ước mơ của mình tại đó. Nhưng Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã đưa tôi đến gần hơn với ước mơ của mình. . Trường còn có cả đội ngũ giảng viên giỏi, tận tụy hết lòng vì những sinh viên của mình. Các giảng viên luôn truyền đạt tất cả những kinh nghiệm kiến thức của mình cho những sinh viên theo học. Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn luôn tạo điều kiện tốt nhất đến các sinh viên để họ phát huy hết năng lực của mình.
Con đường tôi chọn sẽ không trải đầy hoa hồng mà còn chứ cả gai cuả nó nhưng tôi tin chắc rằng chỉ cần cố gắng và nổ lực hết mình thì gai cũng nở thành hoa. Tôi tin mình có thể trở thành một nhân viên nghành Y – Dược mang lại niềm tin và hạnh phúc cho mọi người. Tôi luôn xem châm ngôn của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn và lời khuyên của giảng viên là kim chỉ nam trên con đường theo đuổi ước mơ của mình “ Sâu y lý – Giỏi y thuật – Giàu y đức”.
“ Trắng tinh màu áo của Thầy
Trái tim nhân hậu đêm ngày tỏa hương
Giúp người đi tiếp trên đường
Lương y – Từ Mẫu khiêm nhường hành trang
Lá tươi xanh lá ngả vàng
Vượt qua bạo bệnh thênh thang cuộc đời
Trái tim ươm những nụ cười
Trái tim ngăn giọt lệ rơi não lòng
Trái tim bừng sắc hoa hồng
Trái tim thầy thuốc mênh mông tình người.”