Viêm cuống dạ dày là một bệnh lý mà nếu được điều trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không chú trọng chữ trị, bệnh sẽ kéo dài và tiến triển nặng hơn
Bệnh viêm cuống dạ dày
Hãy theo dõi bài viết sau đây từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để hiểu rõ hơn về bệnh viêm cuống dạ dày!
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM CUỐNG DẠ DÀY
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh viêm cuống bao tử phát triển một cách âm ỉ và thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn tiến triển, khi tổn thương viêm đã nặng hơn, bệnh có thể gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như:
Đau thượng vị: Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh mà bất cứ bệnh nhân nào cũng gặp phải. Cơn đau có thể chỉ âm ỉ hoặc dữ dội nhưng cũng có khi đau quặn từng cơn tùy theo mức độ viêm. Cường độ đau tăng nặng hơn sau khi bạn ăn no hoặc để bụng quá đói. Viêm cuống dạ dày cũng có thể gây đau thượng vị vào lúc nửa đêm và sáng. Đôi khi cơn đau còn lan ra cả sau lưng khiến người bệnh hết sức khó chịu.
Buồn nôn, nôn ói: Niêm mạc cuống bao tử bị tổn thương nên khi nạp thức ăn vào, dạ dày phải tiết ra nhiều dịch vị và co bóp mạnh hơn để tiêu hóa hết thức ăn. Điều này dẫn đến cảm giác buồn nôn và đôi khi còn gây nôn ói dữ dội.
Chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu: Cùng với tình trạng buồn nôn, hiện tượng khó tiêu cũng xảy ra như là một hậu quả tất yếu khi chức năng tiêu hóa của cuống dạ dày bị suy giảm. Thức ăn nằm lại lâu trong dạ dày sẽ sinh ra nhiều khí gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng, căng tức ở vùng thượng vị.
Ợ chua, nóng rát khi vực thượng vị và cổ họng: Triệu chứng này xảy ra khi axit trong cuống bao tử được sản xuất ra nhiều. Chất này có thể trào ngược lên trên dạ dày khiến người bệnh thường xuyên bị ợ chua, nếm thấy vị chua trong miệng. Ngoài ra, axit còn có thể tác động đến niêm mạc dạ dày và cổ họng gây cảm giác nóng rát, khó chịu. Chính vì vậy mà người bị viêm cuống bao tử thường hay bị viêm họng.
Bất thường trong hoạt động đại tiện: Do chức năng tiêu hóa không ổn định, người bị viêm cuống bao tử có thể gặp nhiều triệu chứng bất thường trong hoạt động đại tiện như: Táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…
Rối loạn giấc ngủ: Các triệu chứng bệnh viêm cuống dạ dày xuất hiện vào ban đêm sẽ khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không yên giấc và có thể bị đánh thức nhiều lần vào ban đêm.
Giảm cân: Khả năng ăn uống, ngủ nghỉ và hấp thu chất dinh dưỡng kém khi mắc bệnh viêm cuống bao tử chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị giảm cân. Tuy nhiên bạn nên thận trọng nếu bị sụt giảm cân nặng quá mức vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư.
BỆNH VIÊM CUỐNG DẠ DÀY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Bệnh viêm cuống dạ dày nếu được điều trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan không chú trọng tìm cách chữa trị bệnh từ sớm khiến cho bệnh kéo dài dai dẳng và ngày càng phát triển nặng hơn. Lúc này, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng như:
- Viêm loét cuống dạ dày
- Xuất huyết cuống dạ dày
- Thủng cuống dạ dày
- Ung thư dạ dày
Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng đi khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh để được chuẩn đoán và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO BỆNH NHÂN VIÊM CUỐNG DẠ DÀY
Dưới đây là chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh về chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân viêm cuống dạ dày:
Thực phẩm người bị viêm cuống dạ dày nên ăn:
- Táo
- Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, dầu dừa, dầu đậu nành…
- Các loại cá béo chứa chất chống viêm omega 3: Cá tuyết, cá thu, cá hồi…
- Thực phẩm giúp chống lại vi khuẩn HP: Súp lơ xanh, bắp cải, củ cải…
- Các loại rau giàu chất chống oxy hóa: Cải xoăn, rau bina và các loại rau lá xanh khác
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn có ích cho đường ruột: Sữa chua, dưa cải bắp, nước uống bổ sung probiotic
- Các loại quả mọng: Mâm xôi, việt quất, dâu tây…
Thức ăn không tốt cho người bị viêm cuống dạ dày:
- Tiêu, ớt và các gia vị cay khác
- Các món chiên, xào, nướng
- Món ăn chứa nhiều gia vị
- Thịt đỏ
- Các món quá mặn
- Thức ăn chế biến sẵn
- Các sản phẩm từ sữa
- Hành, ngũ cốc thô còn nguyên vỏ
- Bia, rượu
Chế độ sinh hoạt hàng ngày:
- Bỏ hút thuốc lá trong thời gian sớm nhất có thể
- Ăn ngủ điều độ
- Tăng số lượng bữa ăn trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Không để đầu óc bị căng thẳng quá mức
Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút để thúc đẩy tiêu hóa, tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch khi bị các tác nhân gây viêm cuống dạ dày tấn công.