Nổi mề đay là một bệnh về da phổ biến mà gần như bất cứ ai cũng thường ít nhất một lần mắc phải. Vậy vì sao cơ thê lại thường xuyên nổi mề đay?
Các dạng mề đây thường gặp
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giải thích cụ thể về tình trạng thường xuyên nổi mề đay!
BỆNH NỔI MỀ ĐAY LÀ GÌ?
Theo chia sẻ từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có đến 20% dân số trên thế giới mắc phải căn bệnh nổi mề đay. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt đối tượng, tuy nhiên thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới bởi cơ thể phụ nữ thường nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn so với nam giới.
Bệnh mề đay có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi cơ thể gặp phải các dị nguyên tác động vào cơ thể như khi thời tiết thay đổi thất thường quá nóng hay quá lạnh, thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí cao, gió lạnh…hay khi ăn phải một số loại thức ăn khiến cơ thể bị dị ứng da nổi mề đay như các loại hải sản, đồ uống có ga, có cồn, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu… ngay cả với những loại thực phẩm thông thường như khoai tây, thịt bò, trứng, sữa, tương, mắm…cũng có thể khiến cơ thể bị nổi mề đay.
VÌ SAU XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG THƯỜNG XUYÊN NỔI MỀ ĐAY?
Hiện tượng thường xuyên nổi mề đay xuất hiện có liên quan đến yếu tố di truyền, trong gia đình bạn có người có tiền sử mắc bệnh mề đay. Ngoài ra, nếu cơ thể bạn yếu, hệ miễn dịch kém, không chống chọi được với dị nguyên gây bệnh thì cũng khiến cơ thể bạn hay bị nổi mề đay.
Lý do khiến cơ thể bạn bị nổi mề đay thường xuyên có thể liên quan đến việc bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc suy tim, thuốc điều trị cao huyết áp, điều trị xương khớp, thuốc ngủ, thuốc hạ nhiệt, Aspirin, Pennicillin, thuốc tránh thai… Nếu bạn bị nổi mề đay là do thuốc thì sau khi bạn sử dụng thuốc từ 5-10 ngày sẽ thấy triệu chứng nổi mề đay xuất hiện. Hoặc khi bị mắc một số căn bệnh ác tính như ung thư, cường giáp trạng, Lupus ban đỏ…cũng khiến cơ thể dễ bị mề đay.
Những loại virus tồn tại trong các bệnh như viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể như tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa…hoặc các loại ký sinh trùng trong cơ thể như giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bạn thường xuyên nổi mề đay.
Lý do bạn bị nổi mề đay thường xuyên có thể xuất phát từ một số thói quen của bạn như làm việc nhiều với máy tính, thức khuya, uống ít nước sẽ khiến cho da bị khô, độc tố trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài khiến bệnh mề đay bùng phát. Yếu tố tâm lý cũng tác động rất lớn đến căn bệnh này. Khi bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, lao lực kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, mất khả năng chống chọi với bệnh.
Một số yếu tố căn bản như bị dính nọc độc của một số loại động vật như ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp…hay tiếp xúc với các dị nguyên như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc, lông động vật…cũng là nguyên nhân khiến cơ thể thường xuyên bị nổi mề đay
Chính những lý do trên tạo lên một vòng luẩn quẩn là nguyên nhân gây bệnh, chữa khỏi rồi lại tái phát.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG NỔI MỀ ĐAY THƯỜNG XUYÊN
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nguyên tắc điều trị khi bị nổi mề đay thường xuyên là trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh rồi sử dụng các phương pháp chữa nổi mề đay để tiêu diệt triệu chứng và loại bỏ căn nguyên.
Nắm được nguyên tắc điều trị bệnh, các chuyên gia da liễu đã sử dụng “liệu pháp miễn dịch thẩm thấu” phân loại nguyên nhân, khắc chế bệnh trong thời gian ngắn, không cho bệnh quay trở lại.
Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ đã sử dụng máy phân loại nguồn dị ứng của Đức để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó sử dụng máy móc đưa các tinh chất nano tự nhiên được chiết xuất sinh học thẩm thấu vào da, giúp đào thải độc tố trên da, lưu thông khí huyết, tăng khả năng miễn dịch giúp chống chọi với các nguồn gây dị ứng nổi mề đay, loại bỏ nguồn dị ứng hiệu quả, nhanh chóng.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý trong quá trình điều trị:
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng cao như các loại hải sản nghêu, sò, ốc, hến…
- Tránh sử dụng đồ uống có chất kích thích như: rượu, bia, trà, cà phê…
- Giảm hàm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Có thể dùng giấm pha nước ấm để thoa hay tắm trong trường hợp ngứa nhiều.
- Nhiều người thường tự ý mua thuốc mỡ corticoides kháng histamin về dùng nhưng việc này có thể gây viêm da dị ứng vì thuốc thường gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh nên tránh việc tự ý dùng thuốc, nên đi khám bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
Trên đây là những giải đáp về tình trạng thường xuyên nổi mề đay từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đến bạn đọc.