Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn lưu ý về cao huyết áp ở trẻ em

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn lưu ý về cao huyết áp ở trẻ emTình trạng cao huyết áp ở trẻ em đang thở thành vấn nạn đáng lo ngại, hơn thế việc chẩn đoán bệnh đối với trẻ em cũng không dễ dàng như người lớn

Tình trạng cao huyết áp ở trẻ em đang thở thành vấn nạn đáng lo ngại, hơn thế việc chẩn đoán bệnh đối với trẻ em cũng không dễ dàng như người lớn

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn lưu ý về cao huyết áp ở trẻ em

Cao huyết áp ở trẻ em đang thở thành vấn nạn đáng lo ngại

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa cao huyết áp ở trẻ em trong bài viết sau đây

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CAO HUYẾT ÁP Ở TRẺ EM

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em chủ yếu là do béo phì và tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp được gọi là tăng huyết áp nguyên phát.

Tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em có thể do các nguyên nhân:

  • Do thận: viêm thận - bể thận, viêm cầu thận mãn tính, loạn sản thận bẩm sinh, thận đa nang, thận nang đơn, bệnh thận trào ngược, tắc nghẽn niệu quản, u thận, chấn thương thận, tổn thương thận do thải ghép, tổn thương thận sau xạ trị, tổn thương thận do bệnh hệ thống.
  • Do tim mạch: hẹp eo động mạch chủ, tắc tĩnh mạch, viêm mạch, Shunt động - tĩnh mạch, hội chứng William- Beuren, …
  • Do thần kinh: xuất huyết nội sọ, tổn thương não tồn dư, liệt tứ chi.
  • Do nội tiết: cường giáp, cường cận giáp, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, …

Triệu chứng thường gặp

Cũng giống trường hợp cao huyết áp ở người lớn, bệnh cao huyết áp ở trẻ em thường ít có triệu chứng điển hình. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng.

Các triệu chứng bệnh cao huyết áp ở trẻ em thường gặp bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Nôn ói
  • Chóng mặt
  • Mặt đỏ bừng
  • Vã mồ hôi
  • Hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra theo cơn
  • Giảm thị lực
  • Mệt mỏi
  • Hôn mê sâu
  • Phù ngoại biên
  • Co giật do cao huyết áp

Nếu trẻ bị cao huyết áp nhưng không được điều trị kịp thời thường có biểu hiện:

  • Suy tim
  • Suy thận
  • Tai biến mạch máu não

Đối tượng nguy cơ

Những yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp ở trẻ em là béo phì và tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể có như ngưng thở khi ngủ và rối loạn giấc ngủ. Trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh cao huyết áp ở trẻ em thì béo phì được xem là nguy cơ chủ yếu gây bệnh. Béo phì còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh lý tim mạch, tiểu đường. Béo phì thường do tình trạng ăn quá nhiều và hoạt động quá ít. Do đó phụ huynh cần phải chú ý đến lượng thực phẩm mà trẻ tiêu thụ cũng như những hoạt động hằng ngày của trẻ.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn lưu ý về cao huyết áp ở trẻ em

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở TRẺ EM

Chẩn đoán bệnh

Theo bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược HCM, để chẩn đoán chính xác bệnh cao huyết áp ở trẻ em, cần tiến hành đo huyết áp của trẻ em một cách chính xác nhất.

Huyết áp có thể được đo bằng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ, dao động kế hoặc máy đo huyết áp điện tử. Đo huyết áp bằng phương pháp nghe cũng được sử dụng trên lâm sàng để chẩn đoán bệnh cao huyết áp ở trẻ em.

Ngoài ra, tùy vào các bệnh lý phối hợp, bệnh nhi được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp động mạch thận, chụp cộng hưởng từ sọ não, định lượng hormon.

Điều trị bệnh

Để điều trị bệnh cao huyết áp ở trẻ em, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thực hiện chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension - chế độ ăn uống phòng ngừa tăng huyết áp) bao gồm những thức ăn ít chất béo, chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau quả. Đồng thời hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ: phụ huynh cần theo dõi thường xuyên cân nặng của trẻ và cho trẻ một chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp để ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì.
  • Tránh khói thuốc lá: không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, kể cả khói thuốc thụ động vì gây ảnh hưởng có hại đến tim và hệ thống mạch máu của trẻ.
  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, phụ huynh cần hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ như máy vi tính, tivi và luôn kiểm soát tình trạng huyết áp của trẻ tại nhà để kịp thời đưa đến các trung tâm y tế để xử lý.

Phòng ngừa nguy cơ bệnh

Bệnh cao huyết áp ở trẻ em có thể được phòng ngừa dễ dàng bằng cách xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học bằng các biện pháp như sau:

  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý bằng cách ăn uống cân bằng, khoa học, hạn chế những loại thức ăn nhiều đường, mỡ, thức ăn quá mặn (lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ từ 4- 8 tuổi nên khoảng 1,2g/ ngày và trẻ lớn hơn là 1,5g/ ngày) và thức ăn nhanh. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, rau xanh và trái cây.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất như tập thể dục thể thao, vui chơi hoạt động ngoài trời. Hạn chế cho trẻ sử dụng máy vi tính, xem tivi hay chơi game quá lâu.
  • Giúp trẻ giảm bớt những stress và căng thẳng trong cuộc sống.

Trên đây là thông tin về bệnh huyết áp cao trẻ em, được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop