Bài thuốc hay trị chứng tâm phế khí hư trong y học cổ truyền

Bài thuốc hay trị chứng tâm phế khí hư trong y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền, chứng tâm phế khí hư là do nội thương hoặc tâm và phế mắc bệnh kéo dài khiến chúng bị suy nhược phế khí bất túc, tâm khí hao tổn.

Theo y học cổ truyền, chứng tâm phế khí hư là do nội thương hoặc tâm và phế mắc bệnh kéo dài khiến chúng bị suy nhược phế khí bất túc, tâm khí hao tổn.

Bài thuốc hay trị chứng tâm phế khí hư trong y học cổ truyền

Chứng tâm phế khí hư do nhiều nguyên nhân gây ra

Chứng tâm phế khí hư theo góc nhìn của y học cổ truyền

Nếu xuất hiện tình trạng hồi hộp, ho suyễn thở gấp, đoản hơi, lao động nhẹ thì thở suyễn tăng, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, dễ cảm mạo, nếu bệnh nặng thì tay chân phù thũng, môi miệng tím tái, màu lưỡi tối, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế mà nhược thì có thể bạn đang bị chứng tâm phế khí hư. Một số tài liệu trong y học cổ truyền cho rằng, nguyên nhân gây trị chứng tâm phế khí hư thường do nội thương mệt nhọc hoặc tâm và phế bị suy nhược do mắc bệnh kéo dài, hoặc do các tạng khác mắc bệnh liên lụy đến hai tạng này mà sinh bệnh.

Lúc này, pháp trị được các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền áp dụng là bổ phế dẹp suyễn ích khí dưỡng tâm. Bài thuốc này cần chuẩn bị nhân sâm 12g, tang bạch bì 12g hoàng kỳ 12g, thục địa 16g, tử uyển 8g, ngũ vị tử 4g. Đem các dược liệu đi sắc, sắc uống 3 lần trong ngày, ngày uống một thang, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Bài thuốc điều trị chứng tâm phế khí hư tùy theo chứng trạng

Căn cứ theo từng chứng trạng của người bệnh mà các Y sĩ Y học cổ truyền có thể thêm các vị thuốc khác để đạt hiệu quả điều trị như sau:

Do Tâm phế khí hư sinh ra chứng tự hãn (tự ra mồ hôi)

Khi bị chứng tự hãn, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng như ra mồ hôi, sợ gió hoặc ra mồ hôi mà tâm hồi hộp, hay cảm mạo, ngủ không yên, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Theo giảng viên Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền, phương pháp điều trị được áp dụng đối với chứng tự hãn là dưỡng tâm, ích khí cố biểu. Bài thuốc được áp dụng có tên Ngọc bình phong tán phối hợp với bài quế chi cam thảo thang với đầy đủ dược liệu: bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, quế chi 8g, phòng phong 8g, cam thảo 4g. Người bệnh ngày uống một tháng, sắc uống 3 lần trong ngày, lưu ý uống sau khi ăn.

Bài thuốc hay trị chứng tâm phế khí hư trong y học cổ truyền

Điều trị tâm phế khí hư bằng các phương pháp y học cổ truyền

Do hư lao dẫn đến tâm phế khí hư

Triệu chứng tâm phế khí hư do hư lao có thể kể đến như: người bệnh hay hồi hộp, đoản hơi, mặt nhợt nhạt,sức yếu, tự ra mồ hôi, đêm ngủ không yên, hay mỏi mệt, ho thở gấp.

Lúc này, bài thuốc bảo nguyên thang phối hợp với bổ phế thang gia giảm được sử dụng bao gồm: Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 6g, chích thảo 4g. Người bệnh sắc uống 3 lần trong ngày, ngày uống một thang, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm sẽ góp phần bổ ích khí của tâm phế.

Do tâm phế khí hư sinh quyết chứng (run tay chân)

Triệu chứng do tâm phế khí hư sinh quyết chứng (run tay chân) có thể kể đến như: người bệnh thường thở ngắt quãng, tay chân lạnh, đoản hơi, ra mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt, có khi bị ngất xỉu.

Y sĩ y học cổ truyền tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng bài thuốc Tứ vị hồi dương ẩm với đầy đủ các dược liệu như: Nhân sâm 20g, bào khương 12g, phụ tử chế 8g, cam thảo 6g.

Với phương pháp điều trị ích khí cố thoát, người bệnh ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn sẽ góp phần cải thiện sức khỏe, trị bệnh hiệu quả.

Chứng tâm phế khí hư hiện đang phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là những ai thường xuyên làm công việc nặng nhọc. Theo đó các Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM khuyên người bệnh cần làm bổ tâm và phế để nâng cao sức khỏe, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên bạn đừng quên nghe theo sự hướng dẫn của các thầy thuốc và không tự ý dùng thuốc khi không được chỉ định đẻ đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop