Bạn đã biết những gì về bệnh đái tháo đường tuýp 1?

Bạn đã biết những gì về bệnh đái tháo đường tuýp 1?Đái tháo đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin, bệnh do tế bào β tuyến tụy không sản xuất insulin dẫn tới sự thiếu hụt insulin, là nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh tim mạch

Đái tháo đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin, bệnh do tế bào β tuyến tụy không sản xuất insulin dẫn tới sự thiếu hụt insulin, là nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh tim mạch

Bạn đã biết những gì về bệnh đái tháo đường tuýp 1?

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là một dạng đái tháo đường rất nhiều người mắc phải hiện nay. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh, bài viết này các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về bệnh đái tháo đường tuýp 1!

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là bệnh gì?

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1 - tên tiếng Anh là Type 1 Diabetes), còn được biết đến như là bệnh đái tháo đường thiếu niên hay đái tháo đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính. Khi đó tuyến tụy sản sinh ra ít hoặc không sản sinh ra insulin. Insulin là một hormone cần thiết của cơ thể cho phép đường (glucose) đi vào tế bào để sản sinh ra năng lượng.

Những yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền học và một vài loại virus, có thể góp phần gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 1. Mặc dù bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường xuất hiện ở trẻ em hay ở trẻ vị thành niên, nhưng nó cũng có thể gặp ở người trưởng thành.

Mặc dù các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu, nhưng bệnh đái tháo đường tuýp 1 đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi. Điều trị bệnh là tập trung vào việc kiểm soát lượng đường trong máu bằng insulin, chế độ ăn uống và lối sống để tránh các biến chứng xảy ra.

Những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường tuýp 1 chưa được khẳng định rõ ràng. Nhưng nguyên nhân thông thường là do hệ thống miễn dịch của cơ thể - nơi thường tiêu diệt vi khuẩn và virut có hại - xảy ra nhầm lẫn đi phá huỷ các tế bào sản xuất insulin (các tiểu đảo hay các tiểu đảo Langerhans) trong tuyến tụy. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Di truyền học
  • Tiếp xúc với Virus và các yếu tố môi trường khác

Trong bệnh đái tháo đường tuýp 1, không có insulin để đưa glucose vào trong tế bào, do đó đường tích tụ lại ở trong máu. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể do:

  • Bệnh sử gia đình: Bất cứ người nào có cha hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột có bệnh đái tháo đường tuýp 1 đều có nguy cơ mắc bệnh.
  • Di truyền học: Sự hiện diện của một số gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1.
  • Tuổi tác. Mặc dù bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ cao nhất gặp ở hai đỉnh. Đỉnh đầu tiên là ở trẻ từ 4 đến 7 tuổi, và đỉnh thứ hai ở trẻ từ 10 đến 14 tuổi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường tuýp 1

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể xuất hiện tương đối đột ngột, tuy nhiên thông thường sẽ bao gồm các triệu chứng sau:

  • Khát nước nhiều
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đái dầm ở trẻ trước đây không có đái dầm vào ban đêm
  • Tăng cảm giác đói
  • Giảm cân không chủ ý
  • Khó chịu và những thay đổi tâm trạng khác
  • Mệt mỏi và yếu
  • Mờ mắt

Biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường tuýp 1

Theo thời gian, các biến chứng đái tháo đường tuýp 1 có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, thần kinh, mắt và thận. Duy trì lượng đường huyết bình thường có thể làm giảm đáng kể các nguy cơ của nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Cuối cùng, các biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể gây tàn phế hay thâm chí đe doạ đến mạng sống.

  • Bệnh tim và mạch máu : Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (cơn đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và cao huyết áp.
  • Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): Lượng đường dư thừa có thể làm tổn thương thành các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ra cảm giác kiến bò, tê, nóng rát hoặc đau bắt đầu thường ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên phía trên. Kiểm soát kém lượng đường huyết có thể dẫn đến việc bạn bị mất hết tất cả các cảm giác ở chi bị ảnh hưởng.
  • Tổn thương thần kinh liên quan đến đường tiêu hóa: có thể gây buồn nôn và nôn, tiêu chảyhoặc táo bón. Đối với nam giới, rối loạn cương dương cũng có thể là một vấn đề trong biến chứng.
  • Tổn thương thận (bệnh thận): Thận chứa hàng triệu các mạch máu nhỏ li ti để lọc các chất thải từ máu. Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh vi này. Các tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận mạn giai đoạn cuối không phục hồi, khi đó đòi hỏi bệnh nhân phải được lọc thận hoặc ghép thận.

Bạn đã biết những gì về bệnh đái tháo đường tuýp 1?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo Y Dược uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh

Những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1

Theo các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 bao gồm:

  • Dùng insulin
  • Đong đếm lượng carbohydrate, chất béo và protein
  • Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên
  • Ăn thực phẩm tốt cho sức khoẻ
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì một cân nặng khỏe mạnh

Mục đích là để giữ mức đường huyết của bạn càng gần mức bình thường càng tốt để trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng. Nói chung, mục tiêu là giữ cho mức đường huyết trong ngày trước bữa ăn là từ 80 đến 130 mg/dL (4,44 đến 7,2 mmol/L) và sau bữa ăn hai giờ là không quá 180 mg/dL (10 mmol/L).

Qua bài viết trên đây về bệnh đái tháo đường tuýp 1 từ các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hi vọng bạn đã có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 một cách hiệu quả.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop