Viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có khi gặp ở người lớn. Có nhiều cách để chữa khỏi amidan vĩnh viễn, trong đó phương pháp cắt bỏ amidan.
Amidan có chức năng bảo vệ giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các loại virus
Bệnh viêm amidan là gì?
Amidan là tổ chức nằm ở bên thành họng, giao điểm của đường ăn và đường thở nên có chức năng bảo vệ giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Amidan rất dễ bị viêm do các nguyên nhân như:
- Đây là nơi hứng chịu sự tấn công của vi khuẩn/virus/nấm hàng ngày qua đường ăn, đường thở như khói bụi, thay đổi thời tiết, điều hòa, khói thuốc lá, thức ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không sạch…
- Amidan có cấu trúc nhiều khe, hốc nên vi khuẩn/virus/nấm dễ trú ngụ và gây bệnh cơ hội khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng
- Một số trẻ có amidan bẩm sinh phát triển quá mức vừa gây khó thở, khó nuốt vừa dễ bị viêm nhiễm.
Bị viêm amidan sẽ có những biểu hiện gì?
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Sài Gòn, biểu hiện thường gặp là ho, sốt, đau họng, khó thở, khò khè, hôi miệng, khó nuốt, khó phát âm, hạch ở vùng cổ nhìn vào thấy bị sưng, đau.
Biểu hiện khi bị viêm amidan cấp tính:
- Gây sốt cao, nhức đầu, cơ thể suy kiệt, các biểu hiện chung ồ ạt, mạnh mẽ hơn so với viêm họng mạn tính.
- Khi viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản, gây ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực, môi khô, lưỡi trắng bẩn.
- Nếu do virus gây bệnh thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to. Có thể kèm theo các triệu chứng chảy mũi, ho, khàn tiếng, hạch dưới góc hàm không sưng to.
- Nếu do vi khuẩn gây bệnh thì amidan sẽ sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng, hạch dưới góc hàm sưng đau.
Biểu hiện khi bị viêm amidan mạn tính:
- Sốt nhẹ hoặc không sốt
- Cảm giác ngứa, rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ, hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan.
- Ho khan từng cơn nhất là buổi sáng khi mới ngủ dậy.
- Giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn giọng nhẹ.
- Nếu amidan viêm mạn tính quá phát sẽ gây thở khò khè, đêm ngủ ngáy to. Nếu amidan quá to có thể gây khó nuốt, khó thở, đặc biệt gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
Khi nào thì cần cắt amidan?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng như các tổ chức quốc tế, amidan được chỉ định cắt trong những trường hợp sau đây:
- Viêm amidan gây nên những biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận...
- Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 đến 6 lần trong một năm
- Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
- Amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ viêm amidan ác tính.
Bệnh nhân chỉ nên cắt amidan khi có chỉ định của bác sĩ, ưu điểm của phương pháp này là có thể loại bỏ tức thì vùng amidan bị viêm, giúp người bệnh có thể nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh của căn bệnh này. Hiện nay, sự tiến bộ của y học đã có thể loại bỏ viêm amidan mà không gây đau đớn hay mệt mỏi.
Có thể chữa khỏi viêm amidan mà không cần phải cắt bỏ amidan không?
Amidan tuy dễ viêm nhưng đây cũng là tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho rằng, tùy tiện cắt bỏ không những tốn kém chi phí điều trị, chăm sóc sau phẫu thuật mà còn để lại nhiều hậu quả lâu dài như:
- Làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể (đặc biệt là ở trẻ nhỏ < 5 tuổi)
- Người > 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu.
- Có thể dẫn tới tử vong do mất máu trong và sau cắt amidan
Nhiều người nghĩ rằng sau khi cắt amidan rồi thì sẽ không bị viêm nữa nhưng thực tế có rất nhiều người tuy đã hết viêm amidan nhưng lại bị viêm họng mạn tính, viêm thanh quản cũng gây mệt mỏi, nguy hiểm không kém.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mới có thể giúp chữa khỏi viêm amidan mà không cần phẫu thuật cắt bỏ. Bệnh nhân có thể tham khảo kết hợp thêm các phương pháp Đông y để chữa bệnh hiệu quả hơn.
- Ưu điểm của các phương pháp Đông Y là có thể tác động vào tận gốc rễ của bệnh, có khả năng làm lành các tổn thương vùng amidan, vùng họng, tái tạo niêm mạc amidan, họng hiệu quả đồng thời bảo vệ amidan, họng trước các tác nhân gây bệnh.
- Nhược điểm của phương pháp này là bệnh được loại bỏ một cách từ từ, nhanh thì khoảng 721 ngày, chậm thì khoảng 4-8 tuần. Muốn khỏi hẳn bệnh cần phải kiên trì theo đuổi tới cùng, không nên bỏ ngang sau một thời gian dùng hoặc sau khi thấy bệnh đã thuyên giảm. Khi đã sử dụng phương pháp kết hợp Đông & Tây y thì hoàn toàn an tâm bệnh có thể khỏi, ít có nguy cơ tái phát và không bị tổn hại tới các bộ phận khác của cơ thể như gan, thận, …hay biến chứng sang các bệnh khác vùng mũi họng.