B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý về bệnh thủy đậu ở trẻ em

B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý về bệnh thủy đậu ở trẻ emBệnh thủy đậu ở trẻ em gây ra nhiều phiền phức hơn là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh hoàn toàn có thể được điều trị và khắc phục tại nhà nếu người chăm sóc có đầy đủ kiến thức.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em gây ra nhiều phiền phức hơn là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh hoàn toàn có thể được điều trị và khắc phục tại nhà nếu người chăm sóc có đầy đủ kiến thức.

B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý về bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ em!

BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do Virus Varicella – Zoster (cùng loại với virus gây bệnh Zona thần kinh) gây ra và thường phổ biến ở trẻ em dưới 12 tuổi. Thủy đậu ở trẻ em không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể điều trị được. Điều quan trọng là cha mẹ hoặc người chăm sóc cần nắm rõ các dấu hiệu và cách xử lý bệnh đúng đắn.  

Thông thường thủy đậu ở trẻ em không có bất cứ triệu chứng nào sau 1 tuần đầu tiếp xúc với virus gây bệnh. Một số trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, sốt viêm họng hoặc viêm phế quản.

Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Chán ăn
  • Ho nhiều
  • Thường hay quấy khóc, cáu gắt, khó chịu
  • Mệt mỏi hoặc dành nhiều thời gian để ngủ trong ngày

Các triệu chứng này thường kéo dài trong 1 – 2 ngày trước khi việc phát ban bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu, các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện xung quanh ngực, lưng, bụng và mặt của trẻ, sau đó lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các nốt mụn nước có thể xuất hiện ở tai, miệng, xung quanh mắt thậm chí là bộ phận sinh dục.

Các nốt mụn này có thể gây ngứa ngáy và sẽ tự vỡ ra sau 5 – 7 ngày. Sau khi các vết thương đóng vảy, bé có thể cần vài tuần để hồi phục lại như ban đầu. Tình trạng thủy đậu ở trẻ em thường kéo dài trong 10 – 15 ngày ngày. Và các nốt mụn nước thủy đậu sau khi lành lại sẽ không để lại sẹo hoặc bất cứ dấu vết nào. Trừ khi các vết loét này bị nhiễm trùng hoặc lớp biểu bì da bị tổn thương do gãi hoặc cào.

KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI BÁC SĨ?

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị thủy đậu, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa hoặc đưa bé đến bệnh viện, ngay cả khi các triệu chứng bệnh thủy đậu không quá nghiêm trọng.

Ngoài ra, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bé gặp các vấn đề sau:

  • Sốt trên 38,9 độ C
  • Nổi mụn nước ở một hoặc cả hai bên mắt.
  • Các nốt mụn nước cảm thấy nóng rát hoặc đau khi chạm vào.
  • Buồn ngủ hoặc gặp khó khăn khi thức dậy.
  • Ho nhiều, khó thở hoặc bị viêm phế quản.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tim đập nhanh.
  • Run rẩy hoặc mất sự điều khiển tứ chi.

Đây có thể là dấu hiệu biến chứng hoặc báo hiệu cho một số tình trạng nghiêm trọng khác trong cơ thể.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh thủy đậu ở trẻ em thường rất ngứa và trẻ thì không tự chủ được ý muốn gãi ngứa. Do đó, việc quan trọng khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu là kiểm soát bé tránh để bé làm tổn thương vùng da bệnh.

Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị thủy đậu như sau:

  • Cắt ngắn móng tay và giữ tay trẻ luôn sạch sẽ. Móng tay dài là có thể làm mầm chứa vi khuẩn và làm tăng khả năng nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, cắt ngắn móng tay cũng giúp hạn chế việc phá vỡ các nốt mụn nước và ngăn ngừa sẹo.
  • Cho trẻ mang găng tay để hạn chế cọ xát làm xước, tổn thương da.
  • Tắm cho bé bằng bột yến mạch xay mịn để làm giảm ngứa và làm dịu da. Sau khi tắm xong hãy lau khô da bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm thay vì chà xát gây kích ứng và làm vỡ các nốt mụn nước.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạ thân nhiệt, đặc biệt là khi trẻ bị sốt.
  • Thoa kem dưỡng ẩm Calamine để làm mát và dịu da, điều này cũng có thể hạn chế kích ứng do thủy đậu gây ra. Chấm trực tiếp kem lên các nốt mụn nước và không thoa lên các vùng da lành để tránh làm lây lan virus thủy đậu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm như Paracetamol để làm giảm các triệu chứng thủy đậu. Tuy nhiên, không được sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa.
  • Nếu thủy đậu ở trẻ có nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.

B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý về bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

Thủy đậu ở trẻ em rất dễ lây lan bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, giữ bé tránh khỏi những người đang bị thủy đậu hoặc Zona thần kinh là cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu.

Trong hầu hết các trường hợp, tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để giúp bé chống lại bệnh thủy đậu. Mặc dù, vắc-xin không có tác dụng tuyệt đối, một số bé vẫn có thể nhiễm bệnh sau khi hoàn thành vắc-xin. Tuy nhiên, vắc-xin có thể hạn chế các triệu chứng thủy đậu, bé có thể không xuất hiện mụn nước hoặc không sốt. Ở trẻ em vắc-xin được tiêm thành 2 liều, liều đầu tiên được tiêm khi bé 12 (hoặc 15) tháng tuổi và mũi thứ 2 tiêm khi bé 4 – 6 tuổi. Đối với những trẻ trên 13 tuổi, vắc-xin cũng cần tiêm 2 lần, tuy nhiên lần thứ nhất và lần thứ hai chỉ cần cách nhau ít nhất là 28 ngày.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop