Các bệnh lý thường gặp và cách chăm sóc cho từng loại da mặt

Các bệnh lý thường gặp và cách chăm sóc cho từng loại da mặtBạn hiểu gì về da và các bệnh lý thường gặp cũng như cách chăm sóc da như thế nào chưa? Chúng ta hãy tìm hiểu cùng các chuyên gia Trường cao đẳng Dược Sài Gòn

Bạn hiểu gì về da và các bệnh lý thường gặp cũng như cách chăm sóc da như thế nào chưa? Chúng ta hãy tìm hiểu cùng các chuyên gia Trường cao đẳng Dược Sài Gòn

Các bệnh lý thường gặp và cách chăm sóc cho từng loại da mặt

Có 4 loại da mặt cơ bản

Da có những loại cơ bản nào?

Có 4 loại da cơ bản:

  • Da thường                                    
  • Da nhờn
  • Da hỗn hợp                                 
  • Da khô

Gương mặt bạn hồng hào, màu da đồng nhất do được cung cấp máu đầy đủ, lỗ chân lông vừa phải; lượng dầu nhờn và nước tự nhiên đạt cân bằng. Bạn thuộc loại da thường, đây là da dễ chăm sóc nhất, bạn chỉ cần tuân thủ các bước chăm sóc da cơ bản sau:

Bước 1: Vệ sinh da hằng ngày

  • Giúp làm sạch da, giữ cho da ở trạng thái cân bằng
  • 2 lần/ngày
  • Các loại mỹ phẩm tẩy trang thường dùng: sữa, lotion, sữa rửa không cần rửa lại, gel tạo bọt…

Bước 2: Bảo vệ da

  • Chống lại tác động của các yếu tố bên ngoài
  • Giữ cân bằng sinh lí cho da (ẩm, nhờn)
  • Bạn có thể dùng các sản phẩm:

+ Kem chống nắng

+ Kem giữ ẩm, chống khô chứa các thành phần acid hyaluronic, acid lactic, AHA, collagen, glycerol

  • Sáng: Nhũ tương
  • Tối: Kem + kem chống lão hóa (vitamin E, C)

+ Kem làm mềm da ( chứa các thành phần allatoin, chiết xuất lô hội, dưa leo)

Bước 3: Chăm sóc da

  • Tẩy tế bào chết 1 tuần/lần
  • Mặt nạ giữ ẩm 1 tuần/lần

Da mặt có nhiều dầu nhờn nhất là phần mũi, trán và cằm; lỗ chân lông lớn, mụn trứng cá nhiều. Vậy cách chăm sóc da như thế nào?

Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, với da nhờn dễ nổi mụn, bạn cần lưu ý khi chăm sóc:

  • Tránh sử dụng các sản phẩm có độ cồn cao.
  • Dùng các sản phẩm có chứa các hoạt chất có tác dụng chống tiết và hấp thu bã nhờn, làm se khít lỗ chân lông, không gây hại màng bảo vệ và pH của da, không gây tăng sinh nhân trứng cá.
  • Nên sử dụng dạng bào chế là gel lỏng.
  • Có thể điều trị bằng thuốc chống tăng tiết bã nhờn.
  • Các sản phẩm vệ sinh phải có độ cồn thấp (<100), có độ tẩy rửa vừa phải. Nên sử dụng các sản phẩm rửa lại bằng nước. Sau khi làm sạch da bằng sản phẩm tẩy rửa cần dùng thêm sản phẩm làm se khít lỗ chân lông.
  • Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho da nhờn với tần suất 1-2 lần/tuần. Ngoài ra có thể dùng loại mặt nạ hút chất bẩn cũng với tần suất 1-2 lần/tuần.
  • Dùng kem chống nắng để bảo vệ da tránh tác hại của bức xạ mặt trời.

Các bệnh lý thường gặp và cách chăm sóc cho từng loại da mặt

Cách lựa chọn cũng như cách sử dụng các sản phẩm cho loại da hỗn hợp?

Da hỗn hợp có phần trán, cằm và mũi (vùng chữ T) nhiều dầu; phần má bình thường hoặc khô. Nên khi dùng sản phẩm dưỡng ẩm bạn nên:

  • Tránh bôi lên vùng chữ T
  • Phần còn lại của mặt: sử dụng các sản phẩm không dầu (có chứa các chất làm ẩm)

Để đạt hiệu quả mong muốn các bạn có thể tham khảo cách sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm của các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn như sau:

  • Tránh rửa mặt thường xuyên với xà phòng
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố môi trường khắc nghiệt
  • Khuyến cáo bôi dưỡng ẩm sau khi rửa sạch da (da vẫn còn ướt)
  • Bôi nhẹ
  • Bôi dưỡng ẩm ở các vị trí mặt và cổ
  • Không nên bôi các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa lượng nước tương đối lớn (nhũ tương lỏng hoặc kem) ngay trước khi ti ếp xúc với thời tiết lạnh
  • Bôi dưỡng ẩm trước khi ra môi trường khô, lạnh hoặc gió 20-30phút.
  • Thời tiết khô lạnh: sản phẩm dưỡng ẩm dầu thích hợp hơn
  • Tránh bôi vùng chữ T nếu da hỗn hợp và tần suất bôi tùy thuộc vào loại da

Một số thông tin về tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn của thuốc Tretinoin trị mụn?

Tác dụng:

  • Ức chế chức năng tuyến bã nhờn do cảm ứng sự chết theo chương trình của tế bào tuyến bã nhờn
  • Giảm sừng hóa
  • Kháng Propionibacterium acnes

Chỉ định: Trứng cá vừa và nặng, trứng cá dạng nốt, nang, kháng với những điều trị khác, kể cả kháng sinh uống hay liệu pháp hormone.

ADR: Quái thai, trầm cảm, độc gan, khô niêm mạc, ảnh hưởng đến xương, có thể gây tăng áp lực nội sọ (đặc biệt khi phối hợp tetracycline), tăng men gan và lipid máu.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2018

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2018

Viêm da tiết bã và da nhờn có biểu hiện khác nhau như thế nào? Và cách điều trị viêm da tiết bã?

Da nhờn có các biểu hiện sau:

  • Dễ xuất hiện bã nhờn 
  • Da mặt bị bóng, nhất là ở phần mũi, trán và cằm
  • Lỗ chân lông thường rất lớn 
  • Mụn đầu đen, mụn và trứng cá  phát triển

Viêm da tiết bã có các biểu hiện sau:

  • Bắt đầu bằng những vảy nhờn mỡ ở da đầu kèm nổi hồng ban
  • Đóng vảy ở vùng rãnh môi – mũi hoặc da sau tai
  • Có thể có ở vùng lông mày, vùng mọc râu, dưới vú, nếp gấp
  • Có khi có hình cánh hoa kèm sần nang lông
  • Có khi có dạng vẩy phấn hồng
  • Ở trẻ thường có đóng vẩy nhờn ở đỉnh đầu như mỡ

Điều trị viêm da tiết bã:

  • Kháng viêm: 

+ Corticoid dùng ngoài: như dầu gội chứa Fluocinolon

+ Tacrolimus hoặc Pimecrolimus

  • Chống nấm:

+ Ketoconazol bôi, dầu gội (1-2%)

+ Dầu gội Selen sulfide (chế phẩm 2.5%)

  • Chất tiêu sừng:

+ Acid salicylic (chê phẩm 2-6%)

+ Pyrithio-zinc (dầu gội 2%): tiêu sừng, kìm nấm, kìm khuẩn (gây viêm thần kinh ngoại vi, dị cảm khi dùng kéo dài)


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop