Đái tháo đường là một bệnh lý đang khá phổ biến trên thế giới. Khi những bệnh nhân mắc căn bệnh này cần có những chế độ đinh dưỡng và tập luyện hợp lý
Bệnh đái tháo đường thường xuất hiện ở những người trung tuổi trở đi
Đái tháo đường là gì?
Trước khi nói “đái tháo đường là gì?”, chúng ta cần phải biết về vai trò của insulin trong cơ thể. Insulin là hoocmon sinh ra trong tuyến tụy, giúp hấp thụ glucose máu và chuyển thành năng lượng.
Và đái tháo đường là bệnh mãn tính xảy ra khi:
- Tuyến tụy không sinh đủ insulin sinh lý cho cơ thể
- Tế bào mất khả năng sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể.
- Khi lượng glucose máu không được hấp thụ sẽ tích lũy trong máu, gây biến chứng nguy hiểm.
Đái tháo đường có nhiều loại. Khi phân loại Đái tháo đường, chúng ta dựa trên nguyên nhân, đối tượng và biểu hiện của bệnh:
- Đái tháo đường type 1
- Đái tháo đường type 2
- Đái tháo đường thai kỳ.
Đối với Đái tháo đường type 1: thường xảy ra ở trẻ em, trẻ vị thành niên, do thiếu hụt insulin trong cơ thể, không có cách phòng tránh.
Đái tháo đường type 2 chiếm đa số các bệnh đái tháo đường,theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, thường gặp ở người trưởng thành nhất là tuổi sau 40 do các tế bào mất khả năng sử dụng insulin. Nguyên nhân chính do béo phì, lười vận động.
Đái tháo đường thai kỳ xuất hiện ở thời kỳ mang thai, khi glucose máu người mẹ tăng cao và dễ gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ. Không những thế, mẹ và bé còn tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 trong tương lai.
Mức glucose huyết bao nhiêu là an toàn?
Mức glucose huyết là lượng đường trong máu của bạn. Mức glucose huyết dao động theo từng thời điểm trong ngày. Mức glucose huyết của người không bị tiểu đường:
Glucose máu lúc đói: 4.0 -5.9 mmol/lit
Glucose 2 giờ sau bữa ăn: dưới 7.8 mmol/lít.
Đái tháo đường có thể điều trị trong thời gian bao lâu?
Có thể nói, bệnh đái tháo đường được điều trị suốt đời. Mục tiêu chính khi điều trị là giữ cho mức glucose máu ổn định trong ngưỡng an toàn. Khi điều trị càng sớm thì tỷ lệ bạn sống lạc quan, khỏe mạnh với bệnh càng cao. Theo một số thống kê, người bị đái tháo đường không điều trị dễ bị biến chứng trong vòng 10 năm, người được điều trị đúng cách sẽ có thể sống vui vẻ lạc quan cùng bệnh đái tháo đường hàng chục năm.
Nếu không điều trị, người bệnh Đái tháo đường có thể gặp những biến chứng gì?
Ở người Đái tháo đường không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị làm cho lượng glucose máu tăng đáng kể. Về sau, sự rối loạn này dẫn đến những biến chứng nguy hại đến sức khỏe và tính mạn như:
Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, bệnh động mạch vành …
Tổn thương thần kinh: đột quỵ, mất cảm giác ở chân, chứng Alzheimer, …
Bệnh về mắt: mù lòa vĩnh viễn, cườm nước, đục thủy tinh thể,…
Bệnh thân: suy thận cấp tính, bệnh thận mạn, phù nề ở chân,…
Một trong những biến chứng của Đái tháo đường là bàn chân đái tháo đường.
Bàn chân đái tháo đường thực chất là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với các triệu chứng loét, nhiễm trùng kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biện ở chi dưới.
Tỉ lệ mắc biến chứng này thường 4-10%, thấp ở người trẻ và cao ở người già.
Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường
Để kiểm soát được bệnh, các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên các bạn cần nhớ 4 việc quan trọng sau đây:
Chế độ ăn uống hợp lý.
Vận động, tăng cường thể lực.
Tuân thủ chế độ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Theo dõi dường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân tại nhà.
Ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết cho hoạt động bình thường. Bữa ăn phải cân đối đạm, đường, béo, viatmin, khoáng chất. Ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Chia nhỏ 3 bữa ăn, ăn đều đặn, đúng giờ, không bỏ bữa.
Hạn chế thức ăn giàu đường bột, bổ sung nhiều rau, quả giàu chất xơ.
Dùng thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, ăn chậm, nhai kỹ.
Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ ngày
Lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe
Nhìn chung, Đái tháo đường là bệnh mãn tính cần điều trị suốt đời. Tuy nhiên các bạn không cần qua lo lắng. Nếu bạn tuân thủ chế độ dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ, có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý, cuộc sống vui vẻ lạc quan luôn mĩm cười với các bạn