Lưu ý khi lựa chọn thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng

Lưu ý khi lựa chọn thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứngViêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biển trong cộng đồng, không gây nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và là một trong những nguy cơ dẫn đến hen suyễn.

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biển trong cộng đồng, không gây nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và là một trong những nguy cơ dẫn đến hen suyễn.

Lưu ý khi lựa chọn thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là sự sưng viêm các tế bào niêm mạc mũi và đường hô hấp trên

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là sự sưng viêm các tế bào niêm mạc mũi và đường hô hấp trên xảy ra do sự phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch với các tác nhân, gây ra các triệu chứng hắt hơi, ngứa, sổ mũi, sung huyết mũi,…

Phân loại viêm mũi dị ứng

Dựa vào thời gian tiếp xúc di ứng nguyên

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: xảy ra cùng một thời gian trong năm, phụ thuộc vào vị trí địa lí và khí hậu
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: dị nguyên có thể là nấm mốc, mạt bụi, chất dị ứng trong môi trường làm việc
  • Viêm mũi dị ứng xảy ra thất thường: tiếp xúc dị nguyên không thường xuyên

Dựa theo tần suất của các triệu chứng: gián đoạn và dai dẳng

Dựa theo mức độ nghiêm trọng các triệu chứng: nhẹ và nghiêm trọng hơn

Việc phân loại này giúp các bác sĩ xác định được tình trạng bệnh nhân và đề ra các phương án điều trị phù hợp, nhất là đối với các bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều chất lượng sống.

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh mạn tính, theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn có 2 nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng

  • Hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức
  • Môi trường sống, làm việc… tiếp xúc lâu dài với các tác nhân dễ gây kích thích

Nếu điều chỉnh được 2 yếu tố trên sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của bạn.

Lưu ý khi lựa chọn thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng

Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng

Hầu hết bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị mà bệnh nhân và các cán bộ y tế cần phải nắm rõ, đặc biệt trên các đối tượng đặc biệt.

Mục tiêu điều trị: giảm triệu trứng với ít tác dụng phụ nhất

Phương pháp điều trị

  • Cách ly dị nguyên bằng cách kiểm soát môi trường sống: vệ sinh thường xuyên hay thay đổi nơi ở, làm việc…
  • Thuốc: Ưu tiên lựa chọn hàng đầu đối với bệnh nhân. Điều quan trọng cần lựa cho thuốc điều trị thích hợp đối với từng đối tượng bệnh nhân.
  • Liệu pháp miễn dịch: được chỉ định cho các trường hợp xác định được tác nhân gây viêm mũi dị ứng với số loại tác nhân không quá nhiều. Liệu pháp này thường chỉ dành cho những trường hợp quá nặng, không đáp ứng với thuốc.

Lựa chọn thuốc tùy theo triệu chứng của bệnh nhân

Với những triệu chứng khác nhau sẽ có những loại thuốc khác nhau để sử dụng cho phù hợp, cụ thể theo sự hướng dẫn của các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn như sau

  • Thuốc co mạch: chỉ chống sung huyết mũi – nghẹt mũi

+ Uống: Phenylephrin, Pseudoephedrin – thường có trong các chế phẩm Decogen, Tiffy,...  – thận trọng với các bệnh nhân có bệnh tim mạch

+ Xịt: Naphazolin, Tetrahydrozolin, Xylomethazolin, Oxymethazolin

  • Steroid dạng xịt (INS): Budesonide, Mometasone, Fluticasone,… tác dụng chậm nhưng hiệu quả nhất trong các nhóm thuốc điều trị, được khuyến cáo điều trị đầu tay đối với tình trạng viêm mũi dị ứng ảnh hưởng chất lượng sống của bệnh nhân. Tránh sử dụng cho những người bị loét vách mũi hay mới phẫu thuật mũi.
  • Thuốc ổn định tế bào mast: Cromolyn (dạng xịt) – ít hiệu quả, chỉ dùng để phòng ngừa
  • Thuốc kháng Histamin 1

+ Dạng uống - tác dụng nhanh, giảm hầu hết các triệu chứng: ngứa, hắt hơi, sổ mũi

Thế hệ 1: Clopheniramin, Alimemazin, Hydroxyzin, Diphehydramine – nguy cơ mất trí nhớ cao - không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và người già

Thế hệ 2: Certirizin, Desloratadin, Fexofenadin, Ebastine, Epinastine, Bilastine,… - đáp ứng trên lâm sàng tốt đối với các bệnh nhân chủ yếu bị ngứa mũi, hắt hơi

+ Dạng xịt: Azelastin, Olopatadin – có tác dụng chống sung huyết mũi – nghẹt mũi

  • Thuốc kháng Leukotrien: Montelukast – chỉ chống sung huyết mũi, nhưng hiệu lực thấp, không dùng đơn trị, dùng phối hợp khi không đáp ứng với các thuốc khác
  • Kháng cholinergic: Ipratropium (xịt)  – chỉ giảm triệu chứng chảy nước mũi

Việc phối hợp trị liệu có thể cần thiết cho những bệnh nhân viêm mũi dị ứng có phản ứng không đầy đủ với đơn trị liệu. Liệu pháp phối hợp hiệu quả nhất là steroid và kháng histamine dạng xịt.

Lựa chọn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng trên một số đối tượng đặc biệt

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Cromolyn, kháng H1 dạng uống thế hệ 2 (desloratadin,...) cho trẻ trên 6 tháng. Tránh sử dụng kháng H1 thế hệ 1 dạng uống (Clopheniramin,...)
  • Phụ nữ cho con bú: dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, nếu triệu chứng thường xuyên có thể sử dụng Budesonid (dạng xịt), hay phối hợp Cromolyn + Certirizin hoặc Loratadin
  • Người lớn tuổi: Steroid dạng xịt, kháng H1 dạng xịt, kháng H1 thế hệ 2 dạng uống (Loratidin, Fexofenadin,...). Tránh sử dụng kháng H1 thế hệ 1 dạng uống.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop