Các loại thuốc điều trị và chế độ ăn cho người rối loạn mỡ máu

Các loại thuốc điều trị và chế độ ăn cho người rối loạn mỡ máuRối loạn mỡ máu thường dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Do vậy trong điều trị chúng ta cần phải sử dụng đúng thuốc và có chế độ ăn uống hợp lý

Rối loạn mỡ máu thường dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Do vậy trong điều trị chúng ta cần phải sử dụng đúng thuốc và có chế độ ăn uống hợp lý

Các loại thuốc điều trị và chế độ ăn cho người rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là sự rối loạn bất thường ở một hoặc nhiều các thành phần mỡ máu sau:

– Tăng Cholesterol toàn phần

-  Tăng Triglyceride

– Tăng LDL-Cholesterol

– Giảm HDL-Cholesterol.

Có nhiều nguyên nhân : Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp mang tính chất gia đình, tăng cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen ( do di truyền), do lối sống ít vận động thể lực, hút thuốc lá, thói quen ăn uống dư năng lượng dẫn đến béo phì. Các bệnh lý liên quan: đái tháo đường, viêm tụy.

Do dùng thuốc: corticoid, lợi tiểu thiazide, chẹn beta, estrogen…

Những thuốc nào được dùng trong điều trị rối loạn mỡ máu?

Theo chia sẻ của cô Phạm Phương Lâm – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, những nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu thường gặp đó là

 Nhóm Statin  (như Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin…),  nhóm Fibrate: (gemfibrozil, fenofibrate),  nhóm Niacin ( vitamin B3, vitamin PP), nhóm Resin gắn với acid mật.

Sử dụng thuốc như thế nào là đúng cách?

Những thuốc Statin ( Atorvastatin, Rosuvastatin,…) là lựa chọn ưu tiên.

Khuyên bệnh nhân nên uống vào buổi tối sẽ cho hiệu quả tốt hơn; tránh dùng đồng thời Statin với một số kháng sinh như: clarithromycin, erythromycin, kháng nấm itraconazol vì sẽ tăng khả năng đau cơ cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể gặp một số rối loạn tiêu hóa như táo bón, đau bụng, tăng men gan, đau cơ viêm cơ, thâm chí suy thận cấp, tăng đường huyết. Những thuốc nhóm này không nên dùng kèm với thuốc có hoạt chất Gemfibrozil.

Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết nếu gặp tình trạng như  vàng da, vàng mắt, mệt mỏi… để kịp thời xử trí.

Lưu ý là trước khi dùng Statin, bệnh nhân phải xét nghiệm chức năng gan; không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

-Một số tác dụng phụ như khó tiêu, đau cơ, sỏi mật có thể gặp khi dùng thuốc có thành phần Gemfibrozil, fenofibrate…

-Những triệu chứng như đỏ bừng mặt, buồn nôn,…xảy ra khi dùng thuốc nhóm Niacin.

Các loại thuốc điều trị và chế độ ăn cho người rối loạn mỡ máu

Chế độ ăn uống và luyện tập cho người bị rối loạn mỡ máu

Các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống của mình

Trước hết, thay đổi chế độ ăn góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình hình bệnh.

Nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm không da; uống sữa không béo; rau quả nên ăn nhiều lần trong ngày; đậu và đậu Hà Lan, dầu thực vật không bão hòa (dầu hướng dương, dầu ô liu ,dầu đậu nành). Hạn chế mỡ động vật, thịt mỡ, đồ nội tạng, sữa béo nguyên kem, thức ăn nhanh như mì tôm, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, lòng đỏ trứng, bơ và phô mai.

Tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày, điều chỉnh cân nặng ở mức cân đối, bỏ thuốc lá. 

Thay đổi lối sống phải đi đôi với việc dùng thuốc như đã nêu ở trên. Việc tập luyện cũng như có điều chỉnh tích cực như vậy sẽ cải thiện những chỉ số xét nghiệm mỡ máu mà bạn không ngờ tới.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop