Bỏng không phải là bệnh mà là một chấn thương dễ gặp trong sinh hoạt. Tuy nhiên bỏng có thể gây tổn hại lớn về sức khỏe. Vậy khi bị bỏng cần xử lý như thế nào?
Bỏng do nhiều nguyên nhân gây nên
Các tác nhân gây bỏng thường gặp
Có nhiều tác nhân gây bỏng nhưng theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, những tác nhân chính gây ra bỏng bao gồm:
• Bỏng do nhiệt: Thường gặp. Bao gồm nhiệt khô (Lửa, kim loại nóng đỏ, các chất khí nóng, bức xạ nhiệt, nham thạch…) và nhiệt ướt (hơi nước nóng, chất lỏng nóng sôi, parafin nóng sôi, nhựa đường nóng sôi, vôi tôi vừa gây bỏng ướt, vừa gây bỏng kiềm…).
• Bỏng do hóa chất: bỏng acid, bỏng do kiềm, các hóa chất chứa thủy ngân, phenol…
• Bỏng điện: tia lửa điện, luồng điện, dòng điện.
• Bỏng bức xạ: bức xạ ánh sáng, tia cực tím, tia X, tia laser…
• Bỏng lạnh gây ra do nhiệt độ lạnh thấp.
Tác hại của bỏng là gì?
Bỏng có thể để lại các di chứng nặng nề về chức năng, thẩm mỹ và tâm lý.
Ngoài ra bỏng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: shock bỏng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc bỏng, đặc biệt nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp, suy hô hấp, chảy máu đường tiêu hóa, suy nhiều tạng …
Trường hợp bỏng nặng, rất nặng có thể gây tử vong.
Làm thế nào để biết bỏng nặng hay nhẹ?
Mức độ nặng hay nhẹ của bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố: độ sâu của bỏng, diện tích của vết bỏng, vị trí vết bỏng trên cơ thể.
Bỏng càng sâu thì tiên lượng càng nặng.
Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và biến dạng.
Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.
Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức năng hoạt động.
Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng.
Bỏng đường hô hấp gây phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ viêm phổi.
Cách xử trí khi bị bỏng
Khi bị bỏng tùy nguyên nhân gây bỏng mà có phương pháp xử lý thích hợp.
Đầu tiên các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bạn cần cắt đứt nguyên nhân gây bỏng: đây là việc làm cần thiết và nên làm đầu tiên để tránh bị bỏng sâu và rộng thêm. Bạn có thể:
• Dập tắt lửa trên da nếu là bỏng do lửa
• Tháo bỏ quần áo chỗ cháy hay thấm nước, thấm dung dịch hoá chất. Lưu ý phương pháp tốt nhất ở đây là cắt bỏ quần áo.
• Cắt nguồn điện nếu là bỏng điện.
Tháo bỏ các vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn trước khi vet bỏng sưng nề.
Băng vô khuẩn vết bỏng sau khi đã rửa sạch vết bỏng bằng nước muối đẳng trương.
Lưu ý không sử dụng nước không sạch để dội, đắp vào vết bỏng trong khi sơ cứu.
- Không sờ mó vào vết bỏng.
- Không chọc vỡ các nốt phỏng.
- Không được bôi dầu, mỡ, dung dịch cồn, kem kháng sinh vào vết bỏng.
- Không được bóc da hoặc cố bóc mảnh quần áp dính vào vết bỏng.
- Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào 1 túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay để nạn nhân có thể vẫn cử động được các ngón tay và tránh làm bẩn vết bỏng.
- Nếu bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào túi nhựa. có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón , hướng dẫn nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể được để tránh co da, dính khớp.
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn khuyên bạn nên áp dụng những biện pháp sau để phòng chống shock cho nạn nhân.
• Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, nghỉ ngơi yên tĩnh.
• Động viên, an ủi tinh thần nạn nhân.
• Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, không nôn, chướng bụng, không có những chấn thương khác bạn có thể cho nạn nhân uống nhiều nước, hoặc uống ORS, nước chè đường nóng.
• Ủ ấm cho nạn nhân nếu trời rét.
• Có thể dùng các thêm thuốc giảm đau cho nạn nhân.
• Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
Trong trường hợp điện giật hoặc sét đánh có thể gây bỏng rất sâu, một số nạn nhân bị bỏng kết hợp ngừng tim do tác dụng của dòng điện vào tim. Do vậy phải tiến hành cấp cứu ngưng tim ngay sau đó mới tiến hành cấp cứu vết bỏng. Sau khi sơ cứu vết bỏng xong bạn nên đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế.
Trong trường hợp bỏng hóa chất cần rửa ngay và liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Trừ trường hợp tác nhân gây bỏng là HCl, H2SO4.
Trong trường hợp tác nhân gây bỏng là acid, bạn có thể rửa vết bỏng bằng nước pha bicarbonat, nước vôi loãng, nước xà phòng.
Nếu tác nhân gây bỏng là kiềm, bạn có thể rửa vết bỏng bằng dấm ăn hay nước chanh quả.