Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ vai trò của vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể mà còn có tác dụng ngăn ngừa và phòng bệnhVitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể mà còn có tác dụng ngăn ngừa và phòng bệnh

Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể mà còn có tác dụng ngăn ngừa và phòng bệnh

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ vai trò của vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những yếu tố quan trọng trong cơ thể

Vitamin là gì?

Vitamin là những chất hữu cơ có hoạt tính sinh học mà phần lớn cơ thể không tự tổng hợp được. Vitamin tác động với một lượng rất nhỏ có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất và đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

Phân loại vitamin?

Dựa vào tính tan, Vitamin chia làm 2 loại:

  • Vitamin tan trong nước: Vitamin B1, B2, PP, B5, B6, B12, C, H, B9.
  • Vitamin tan trong dầu: Vitamin A, D, E, K, Q, F.

Nguyên nhân thiếu Vitamin?

  • Dinh dưỡng
  • Rối loạn hấp thu
  • Cung cấp không đủ nhu cầu
  • Các nguyên nhân khác

Nguy cơ gặp khi thiếu Vitamin?

Vitamin đối với cơ thể rất quan trọng. Thiếu một trong những loại vitamin cần thiết có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những chia sẻ của Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn về một số bệnh thường gặp khi thiếu các loại vitamin trong cơ thể.

  • Vitamin A: Gây bệnh quán gà, khô mắt, đục thủy tinh thể…
  • Vitamin B1: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tổn thương dây thần kinh ngoại vi, rối loạn thần kinh, kém tập trung…
  • Vitamin B2: Cơ thể mệt mỏi, chậm lành vết thương, đục thủy tinh thể, mắt cay, kém chụi đựng với ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, phát ban đỏ, có vảy trên mặt và rụng tóc…
  • Vitamin B3: Rất hiếm gặp, nó chỉ xảy ra khi bị suy dinh dưỡng nặng.
  • Vitamin B6: Tổn thương thần king ngoại biên, có khi gây tổn thương da, buồn nôn, nôn, chóng mặt, thiếu máu, giảm sinh lực,ăn không ngon, sụt cân, ngủ mê, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu…
  • Vitamin B12: Rối loạn cảm giác, kích thích thần kinh hoặc trầm uất, viêm da, ăn không ngon, thiếu máu, sụt cân…
  • Vitamin C: Xuất huyết dưới da, sưng và chảy máu ở lợi, răng, mệt mỏi, đau nhức khớp và cơ, vết thương lâu lành, kém tập trung…
  • Vitamin D: Trẻ em sẽ bị còi xương, xương sọ chậm khép kín, răng sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng dễ thương tổn, giảm hấp thu canxi và photpho ở ruột…
  • Vitamin E: Ở trẻ sơ sinh thiếu tháng gây phù nề, vết thương trên da, tế bào máu bất thường…
  • Vitamin K: Máu sẽ khó đông, vết thương chảy máu liên tục…

Tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân thừa vitamin. Hầu hết thừa vitamin là do lạm dụng Vitamin dưới dạng thuốc

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ vai trò của vitamin và khoáng chất

Khoáng chất là gì?

Khoáng chất là nguyên tố vô cơ, không bị phân hủy, không tạo năng lượng, cơ thể không tự tổng hợp được, phải đưa vào bằng đường thức ăn, chiếm 4-5% trọng lượng cơ thể.

Phân loại khoáng chất?

Trong các bài giảng văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn có viết, chất khoáng được chia làm 2 nhóm chính:

  • Đa lượng: Là nhóm chất khoáng mà nhu cầu cơ thể cần 1 lượng tương đối lớn (nhưng cũng không quá vài gam/người/ngày).
  • Vi lượng: Là nhóm chất khoáng mà nhu cầu cơ thể cần 1 lượng rất nhỏ (thường tính bằng µg đến vài mg/người/ngày).

Phân loại khoáng chất?

  • Khoáng đa lượng: Ca, Mg, P, K, Na, S.
  • Khoáng vi lượng: Cr, Co, Cu, I, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Ni.

Vai trò của chất khoáng đối với sức khỏe?

Các loại chất khoáng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua sự chia sẻ chi tiết của các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.

  • Ca: Cấu tạo xương, co bóp cơ bắp, giúp tim đập, chức năng thần kinh
  • P: Sinh năng lượng, điều hòa chuyển hóa năng lượng, thành phần của xương và răng, thành phần của DNA, RNA.
  • Mg: Thành phần của hơn 300 enzym, duy tì các tế bào thần kinh cơ, thành phần của xương.
  • Cl: Cân bằng các chất dịch lưu, tiêu hóa thức ăn, truyền xung thần kinh.
  • K: Duy trì cân bằng huyết áp, xung thần kinh, và co bóp cơ
  • Na: Cân bằng các dịch chất lưu, thư giãn cơ, truyền xung thần kinh, điều hòa huyết áp.
  • Fe: Thành phần của hemoglobin, mang oxy, phát triển trí não, tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Cr: Hoạt động của insulin để giúp cơ thể sử dụng glucose
  • Cu: Giúp cơ thể tạo hemoglobin, là một thành phần của các enzym cơ thể, giúp cơ thể sản sinh năng lượng cho tế bào.
  • I: Là một thành phần của hormon tuyến giáp gọi là thyroxin, nó điều chỉnh tốc độ sử dụng năng lượng của cơ thể.
  • Mn: Là thành phần của nhiều enzym.
  • Mo: Cùng với B2 đưa sắt vào trong hemoglobin để tạo ra hồng cầu, là một thành phần của nhiều enzym.
  • Se: Chất chống oxy hóa cùng với Vitamin E để bảo vệ các tế bào khỏi sự hư hỏng dẫn đến bệnh ung thư, bệnh tim.
  • Zn: Thúc đẩy sự tái tạo tế bào, sự phát triển và sửa chữa mô. Là 1 phần của trên 70 enzym. Giúp cơ thể sử dụng cacbohydrat, protein và chất béo.

Đối tượng sự dụng thuốc

Phù hợp cho đối tượng:

  • Hệ điều trị tại bệnh viên: hầu hết các khoa đều sử dụng, dùng nhiều ở khoa nội, sản, da liễu…
  • Hệ thống nhà nước: tất cả các nhà thuốc trên cả nước.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop