Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thaiỞ thời kỳ mang thai, thuốc có thể qua hàng rào nhau thai, có thể ảnh hưởng xấu đến thai hoặc gây dị tật bẩm sinh... Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai

Ở thời kỳ mang thai, thuốc có thể qua hàng rào nhau thai, có thể ảnh hưởng xấu đến thai hoặc gây dị tật bẩm sinh... Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai

Có những loại thuốc gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Dùng thuốc ở phụ nữ mang thai?

Một số thuốc bị chống chỉ định với phụ nữ mang thai và chỉ được sử trong trường hợp không thể thay thế và phải có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa

Đối với hầu hết các thuốc khác, những cuộc thử ngiệm hầu như chỉ thực hiện trên động vật mà chưa thực hiện trên phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng trên bào thai chưa biết rõ. Những thuốc này chỉ được sử dụng khi cân nhắc giữa hiệu quả điều trị trên người mẹ so với nguy cơ tồn tại trên bào thai/ thai kì

Nhóm thuốc thường bị chống chỉ định?

Các nhóm thuốc sau chỉ chia theo nhóm và không đúng tuyệt đối cho từng thuốc trong nhóm các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên cần nghiên cứu từng trường hợp:

  • Thuốc giảm đau opioid
  • Thuốc kháng viêm non-steroid
  • Thuốc ức chế men chuyển
  • Thuốc chẹn Ca
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ: Benzodiazepine
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc an thần
  • Thuốc trị tiểu đường (sulfonylureas)
  • Thuốc chống virus

Nhóm thuốc cần ngưng/ hạn chế khi mang thai?

  • Adrenergics
  • Thuốc kháng cholinergics
  • Thuốc chẹn recepter của angiotensin II
  • Thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực: Nitrate
  • Thuốc trị tiểu đường đường uống khác
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chống nôn
  • Thuốc kháng histamin
  • β – blocker
  • thuốc chẹn Ca
  • Corticosteroids
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc trị tăng lipid huyết
  • Kháng sinh

Điều trị các bệnh lí thường gặp khi mang thai?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lí thường gặp khi mang thai được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ như sau:

  • Sử dụng Pracetamol, tránh dùng aspirine hoặc kháng viêm non-steroide
  • Penicilline/ amoxicillin/ amox - a. clav/ erythromycine: có thể dùng
  • Cephalosporine: lựa chọn thứ hai
  • Chống chỉ định: quinolone, sulfamide, tetracycline và các thuốc cùng nhóm
  • Thuốc giải lo âu, chống trầm cảm: Hạn chế sử dụng và thời gian ngắn nhất có thể; cần tổng hợp ý kiến của chồng bệnh nhân, Bác sĩ sản khoa và Bác sĩ gia đình để quyết định điều trị; theo dõi kĩ trẻ sơ sinh trong những ngày đầu (hội chứng cai).
  • Thuốc chống co thắt: Buscopan, Spasfon: giảm co thắt tử cung, nhưng cũng làm dễ mở cổ tử cung, do đó không sử dụng trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Dẫn xuất của ergot: điều trị migraine, hạ huyết áp: chống chỉ định
  • Thuốc ho: Si-rô ho chọn loại không có codein, không pholcodine, không thuốc gây co mạch.
  • Retinoides (trị mụn trứng cá):  gây dị tật thai
  • Antihistamine:

+ Nhìn chung có thể dùng nếu thật sự cần thiết, đặc biệt là Cetirizine

         + Chống chỉ định Loratadine gây dị tật thai (lỗ tiểu mở thấp)

         + Cần cân nhắc lợi ích nguy cơ

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai

Có thai trên bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính khác

Bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, động kinh, có thai thì các chỉ định điều trị cần được thảo luận giữa Bác sĩ chuyên khoa phù hợp + Bác sĩ sản khoa + Bác sĩ gia đình

  • Việc có thai làm thay đổi dược động học của thuốc
  • Cần phải theo dõi thai kì và trẻ sơ sinh kỹ lưỡng

Sốt trên phụ nữ mang thai?

Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, xảy ra đa phần là những trường hợp nhiễm khuẩn thông thường

Đừng quên các bệnh lý như viêm thận – bể thận, bệnh nhiễm listeria… huyết khối, nhiễm trùng ối sau khi vỡ ối

Sốt 390 trong vòng 2 ngày có thể gây thai lưu hoặc sinh non

Khám sản khoa để phát hiện các hậu quả của sốt (nhịp tim thai, cơn co tử cung, dọa vỡ ối…)

Xét nghiệm nước tiểu trừ nhiễm trùng tiểu

Lấy mẫu vi khuẩn âm đạo để cấy

Lưu ý: Nếu nguyên nhân tăng thân nhiệt không rõ ràng từ đầu và cả sau khi làm các xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân khác và nguy cả khi đang trong đợt dịch cúm thì cũng nên chỉ định Amoxcilline nhằm điều trị viêm thận và phòng ngừa biến những nhiễm Listeria trên mẹ và thai nhi.

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai

Nếu HA> 140/90 mmHg

  • Sản phụ tăng huyết áp trước khi mang thai: điều chỉnh điều trị và có thể nghỉ ngơi: ngưng các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể.
  • Labetalol đã được lượng giá (Trandate 100mg 2 lần/ngày, tăng liều mỗi tuần nếu cần – tối đa 2400 mg), tương tự metoprolol (Lopresor, Seloke) … nhưng tăng nặng co thắt phế quản, lạnh ngọn chi, tưới máu não, chậm nhịp tim ở cả bà mẹ lẫn đứa trẻ mới sinh, giảm đường huyết, ngừng thở, giảm trọng lượng khi sinh
  • Nifedipine và nicardipine là một lựa chọn khác trong 3 tháng dầu thai kỳ, nhưng tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, cơn bốc hỏa, tăng cân, gây nguy cơ thiếu máu qua nhau thai đến bào thai
  • Clonidine và Methydopa cũng thường được sử dụng nhưng gây chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Methydopa là thuốc thường được sử dụng nhất để hạ áp trên thai phụ
  • Điều trị thuốc hạ áp làm giảm ½ nguy cơ tiến triển thành tăng huyết áp nặng nhưng không giúp giảm nguy cơ: tiền sản giật, tử vong sơ sinh, sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung

Nếu HA. 150/100 mmHg

  • Cần nhập viện
  • Nguy cơ tiền sản giật: tăng huyết áp, protein niệu >0,3 g/l, thai kém phát triển, đau đầu và phù

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop