Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh lao phổi

Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh lao phổiBệnh lao phổi được nhiều người biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Để điều trị căn bệnh này hiệu quả thì chế độ ăn uống cũng cần phải được quan tâm đặc biệt

Bệnh lao phổi được nhiều người biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Để điều trị căn bệnh này hiệu quả thì chế độ ăn uống cũng cần phải được quan tâm đặc biệt

Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh lao phổi

Tác nhân chính gây bệnh lao phổi là do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis 

Khái niệm bệnh lao phổi?

Trước hết, bệnh lao phổi được hiểu là một bệnh lý viêm nhiễm nhu mô phổi do trực khuẩn lao gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân mắc bệnh lao phổi là gì?

Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết tác nhân chính gây bệnh lao phổi là do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi gây nên. Và có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như:

  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: trường hợp người mắc bệnh HIV, bệnh tiểu đường, cơ thể suy nhược,… sẽ tạo điều kiện cho trực khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Bạn sẽ bị bệnh lao khi hít phải vùng không khí bị nhiễm khuẩn. Một số người có sức đề kháng tốt, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi xâm nhập cơ thể, còn những người có sức khỏe yếu trực khuẩn lao sẽ phát triển âm ỉ và sẽ mang vi khuẩn trong người.
  • Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm như nhiều khói bụi, ẩm ướt, nhiều khí độc, tạo điều kiện thuận lợi cho lao khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Thường xuyên tiếp xúc với người bệnh lao cũng là nguyên nhân gây bệnh lao phổi.

Khi mắc bệnh lao phổi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?

Nhận biết chính xác các triệu chứng bệnh lao phổi sẽ giúp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị bệnh phù hợp. Bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Bệnh nhân bị ho kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm trắng
  • Có nhiều bệnh nhân lại bị ho khạc đờm lẫn máu hay ho khạc ra nhiều máu
  • Hay có sốt nhẹ về chiều
  • Người bị gầy đi, giảm cân nhiều
  • Hay ra mồ hôi trộm ban đêm
  • Đau ngực, khó thở, cảm thấy mệt …

Ngoài việc sử dụng thuốc tuân thủ theo phác đồ điệu trị bệnh lao phổi của bác sĩ, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để sức đề kháng tốt hơn.

 

Mức độ nguy hiểm của bệnh lao phổi

Có thể nói, bệnh lao phổi là một căn bệnh hô hấp cực kỳ nguy hiểm và hiện đang chiếm tỷ lệ tử vong rất cao, khó điều trị triệt để. Lao phổi thường xuất hiện nhiều ở lứa tuổi lao động, và tỷ lệ mắc lao phổi tăng dần khi về già vì sức đề kháng lúc này đã giảm. Nhiều trường hợp trẻ em cũng có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Chính vì vậy, bạn cần có biện pháp chăm sóc bản thân và gia đình thật đúng cách.

Bệnh nhân nhân nên tuân thủ điều trị như thế nào để hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất?

Đối với bệnh nhân lao, việc điều trị bệnh tại nhà bằng thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bác sĩ như uống “đúng, đủ và đều” là yếu tố quyết định đến việc khỏi bệnh hay không. Khi điều trị tại nhà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bạn nên tuân thủ:

  • Uống đúng liều lượng thuốc: thuốc điều trị lao được chỉ định dựa trên cân nặng của bệnh nhân, vì vậy, nếu dùng quá thấp thì mất đi hiệu quả, nếu dùng quá cao thì dễ gây tai biến.
  • Uống thuốc đúng cách: thuốc chữa bệnh lao cần được áp dụng cả 2 phương thức tiêm và uống thuốc cùng thời điểm để đạt được kết quả cao nhất.
  • Điều trị thật đều đặn: bệnh nhân phải tuân thủ liệu trình đều đặn và đẩy đủ, chỉ cần bạn quên hoặc tự ý bỏ thuốc sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như lao kháng thuốc.

Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh lao phổi

Người mắc bệnh lao phổi nên có chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp?

Những loại thức ăn nên bổ sung cho người bị bệnh lao phổi mà các bác Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên dùng như:

  • Nên tăng cường những thực phẩm giàu kẽm, loại chất này có trong sò, thịt nạc, đậu hà lan, lòng đỏ trứng…
  • Ưu tiên lựa chọn những loại rau có màu xanh đậm, các loại quả giàu viatmin C như cam, xoài, bưởi…
  • Người bị bệnh lao phổi nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin D, loại vitamin này dễ dàng tìm thấy trong gan súc vật, gia cầm, thịt gà, súp lơ, ngũ cốc…
  • Nên bổ sung các loại vitamin như vitamin K và B6
  • Người bị bệnh lao hay thiếu sắt nên bổ sung sắt

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung để giúp hệ miễn dịch tốt hơn, người bị bệnh lao cần phải kiêng những thứ sau đây:

  • Không nên uống cà phê vì trong cà phê có caffein sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh
  • Không nên ăn những thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt kiêng ăn mộc nhĩ
  • Tránh dùng các loại gia vị cay như ớt, tiêu…
  • Không nên ăn quá nhiều rau chân vịt
  • Nên tránh xa thuốc lá, rượu bia hay những chất có cồn… vì chúng có thể gây sốt, rối loạn thần kinh và khiến bệnh nặng hơn.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop