Người bị bệnh viêm gan B nên thực hiện chế độ ăn như thế nào?

Người bị bệnh viêm gan B nên thực hiện chế độ ăn như thế nào?Người mắc bệnh viêm gan B sẽ bị suy giảm sức khỏe rất nhiều, vì vậy nếu như có một chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh sẽ làm tăng cơ hội hồi phục sức khỏe cho người bệnh.

Người mắc bệnh viêm gan B sẽ bị suy giảm sức khỏe rất nhiều, vì vậy nếu như có một chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh sẽ làm tăng cơ hội hồi phục sức khỏe cho người bệnh.

Người bị bệnh viêm gan B nên thực hiện chế độ ăn như thế nào?

Người bị viêm gan B cần được thăm khám và điều trị kịp thời

Làm thế nào để điều trị viêm gan B đạt hiệu quả cao nhất?

Khi phát hiện nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, chưa có biện pháp nào loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Mục tiêu của việc điều trị viêm gan virus B hiện nay chỉ là ngăn chặn virus nhân lên, làm giảm nồng độ virus trong máu (trở về âm tính là mục tiêu cao nhất), làm giảm bớt các tổn thương tế bào gan và hạ men gan.

Mục tiêu lâu dài là ngăn chặn các biến chứng xơ gan, suy gan, ung thư gan. Vì thế, để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tam giác vàng” đó là chế độ sinh hoạt hợp lý, kiên trì phát đồ điều trị của bác sỹ và kết hợp dùng thảo dược đã được khoa học chứng minh tốt cho các bệnh viêm gan B.

Phác đồ điều trị viêm gan B là gì?

Nếu là người lành mang bệnh hoặc thể ngủ yên thì không cần điều trị bằng tây y. Nếu viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động thì cần áp dụng ngay phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y.

Người bệnh được chỉ định điều trị bằng thuốc ức chế sự sinh sản của virus hoặc thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, cũng có khi là kết hợp một vài loại thuốc với nhau.

Cần theo dõi sát sao thể trạng để xử lý kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Người bệnh cần dùng thuốc liên tục, trung bình là khoảng 2 năm, có khi tới 3 năm hoặc lâu hơn. Do đó, người bệnh cần kiên trì theo phác đồ điều trị và tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của bác sỹ.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tái khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi tình trạng hoạt động và số lượng của HBV. Nếu được chỉ định ngừng thuốc vẫn phải tái khám thường xuyên để kiểm soát kịp thời nếu virus có hoạt động trở lại.

Ngoài việc tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý thay đổi lối sống. Không thức đêm, vì thức đêm sẽ làm tăng gánh nặng lên gan, giảm sức khỏe toàn cơ thể. Hạn chế làm các công việc nặng.

Người bị viêm gan B cần có chế độ ăn uống như thế nào?

Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn: Các loại thức ăn dành cho người bệnh viêm gan B trong giai đoạn này là những loại thức ăn dễ hấp thu, dễ tiêu hóa như: mật ong, ngũ cốc, hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên ăn 50 - 70g mỗi ngày các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…

Bệnh nhân viêm gan B không được ăn các loại thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, cần giảm ăn chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày.

Buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều vì vậy bệnh nhân viêm gan B nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng.

Bệnh nhân viêm gan B cấp cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn

Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm gan B cấp cần tránh làm việc quá sức, stress, căng thẳng.

Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và thức uống có cồn trong giai đoạn này vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan.

Người bị bệnh viêm gan B nên thực hiện chế độ ăn như thế nào?

Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B?

Các biến chứng do viêm gan virus B tuy rất nguy hiểm nhưng theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

Tiêm phòng virus viêm gan B đối với người chưa có kháng thể miễn dịch và tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ ngay sau khi sinh. Đây là biện pháp đạt hiệu quả cao, chi phí thấp, vắc xin an toàn, hầu như không có các tác dụng phụ. Người lớn chưa tiêm phòng vaccine từ nhỏ, mà chưa mắc virus viêm gan B có thể đi tiêm phòng ngay để phòng tránh bệnh.

Với những người có vi rút viêm gan B trong người ở thể người lành mang trùng cần theo dõi thường xuyên và tái khám thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời.

Người bệnh cần ăn uống cân bằng, tránh những thực phẩm hại gan như nội tạng, thực phẩm nhiều chất bảo quản, đồ chiên, xào, cay,…

Giảm bớt rượu bia và đồ uống có cồn để giảm bớt gánh nặng cho gan

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn nhiễm virus viêm gan B thì không nên quá lo lắng, cần hỏi rõ bác sỹ về tình trạng bệnh của mình. Viêm gan virus B có nhiều thể bệnh và với mỗi thể bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop