Chia sẻ về bệnh nấm da mặt từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Chia sẻ về bệnh nấm da mặt từ B.s Trường Dược Sài GònBệnh nấm da mặt có thể không nguy hại trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, nhưng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ cũng như tâm lý người bệnh

Bệnh nấm da mặt có thể không nguy hại trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, nhưng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ cũng như tâm lý người bệnh

Chia sẻ về bệnh nấm da mặt từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh nấm da mặt 

Hãy cùng bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh nấm da đầu qua bài viết sau đây!

HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH NẤM DA MẶT

Nguyên nhân gây bệnh

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nguyên nhân gây bệnh nấm da mặt có thể do:

  • Do một loại vi nấm có tên dermatophytes tấn công vào lớp ngoài của da, khiến da bị tổn thương da và xuất hiện nấm da mặt.
  • Suy giảm miễn dịch do mắc bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS cũng khiến da có nguy cơ bị nấm cao. Những người mắc viêm da dị ứng, dị ứng da mặt cũng dễ bị nấm ở mặt hơn người bình thường.
  • Lây nhiễm từ người bệnh trong quá trình tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng.
  • Vệ sinh da mặt không sạch sẽ hoặc lười vệ sinh tạo môi trường cho nấm mốc phát triển, khi mồ hôi tiết ra sẽ kết hợp cùng các tế bào da chết tạo điều kiện cho da trở thành nơi trú ngụ thuận lợi của vi nấm và bị nấm ở mặt.
  • Sử dụng nguồn nước bẩn để rửa mặt, trong nước chứa vi nấm gây bệnh và làm xuất hiện nấm ở mặt.
  • Lây nhiễm từ động vật có sẵn vi nấm qua đường tiếp xúc.

Triệu chứng thường gặp

Nấm da mặt là một trong những thể nhiễm nấm xảy ra ở vùng thượng bì da có dấu hiệu đặc trưng là ngứa, làm tổn thương da dạng ban đỏ hình tròn có vùng da lành ở chính giữa.

Những dấu hiệu điển hình cho thấy sự xuất hiện của nấm da mặt:

  • Xuất hiện những đám da nổi lên thành những vòng màu hồng đỏ tạo cảm giác ngứa ngáy và nóng rát.
  • Tại vị trí tổn thương sẽ tạo thành một mảng lớn với bờ viền rõ rệt và có vảy, phần giữa có xu hướng lành và có nhiều mụn nhỏ lấm tấm ở vùng da xung quanh bờ viền tổn thương.
  • Màu da tại vị trí tổn thương thường sẫm màu có đường kính một vài centimet làm nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Da mặt là nơi tiếp xúc nhiều nhất với bụi bẩn hàng ngày nên tạo cơ hội thuận lợi để bào tử nấm phát triển và bị nấm ở mặt. Sự xuất hiện của căn bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng về thẩm mỹ, sức khỏe, tâm lí nên cần được chữa trị sớm để loại bỏ bệnh.

Chia sẻ về bệnh nấm da mặt từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA MẶT

Điều trị nấm da mặt bằng Đông y

Điều trị nấm da mặt bằng thuốc Đông Y có thể làm giảm và loại bỏ tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu trên da. Hơn nữa, các vị thuốc được chắt lọc từ thảo dược thiên nhiên nên hầu như không gây dị ứng da hay tác dụng phụ gì khác, giúp da được khô thoáng hơn.

Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí, cụ thể:

  • Thuốc uống: Bài thuốc này gồm có các vị như Phòng phong, Ngưu bàng tử, Kinh giới, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thiền thối, Sanh địa, Đương qui, Ngân hoa, Liên kiều, Đơn bì,… Sắc với nhau thành nước để uống.
  • Thuốc dùng ngoài: Bài thuốc này bao gồm Khổ sâm căn 50g, Hoàng bá 12g, Xà xàng tử 50g, Khô phàn 10g. Nấu các vị với nước rồi lọc bỏ bã, dùng nước để gội đầu mỗi ngày một lần.

Việc kết hợp cả 2 bài thuốc uống và thuốc dùng ngoài sẽ đem đến hiệu quả chữa bệnh nấm da đầu cao hơn, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

Tuy nhiên, phương pháp trị nấm da mặt này có nhược điểm là thời gian điều trị thường kéo dài và lâu hơn so với việc sử dụng thuốc Tây y, đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh khi uống đủ thang thuốc cũng như thực hiện chỉ định của bác sỹ.

Trị nấm da mặt bằng Tây y

Cách điều trị bệnh nấm da mặt bằng cách sử dụng thuốc Tây y thì sẽ đem đến kết quả nhanh hơn, việc điều trị cũng nhanh chóng và đơn giản hơn, không tốn công sắc thuốc như phương pháp Đông y.

Theo dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, thuốc Tây y cũng rất đa dạng từ tác dụng, khối lượng cho đến hình dáng, nào là thuốc bôi, thuốc uống, dạng viên nén hay dạng dung dịch, dạng kem…. rất tiện lợi cho các trường hợp bị nấm khác nhau.

Dòng thuốc uống có thể kể đến như Griseofulvin (dạng viên nén 125 mg hoặc 500mg), Ketoconazole (loại thuốc có hoạt phổ đối với cả 3 loại nấm sợi, nấm men và nấm hỗn hợp)…. Thuốc bôi cũng rất nhiều loại như methylrosanilinium clorid hay Acid benzoic với giá thành rẻ hơn, đắt hơn một chút thì có imidazol như ketoconazol, econazol, clotrimazol,…

Nói chung có rất nhiều dòng thuốc phù hợp với tình trạng cũng như mong muốn của người bệnh. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc Tây đều là sự tổng hợp của các loại hóa chất, vì vậy cách trị nấm da mặt bằng Tây y có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ở người bệnh.

Dùng thuốc một cách lạm dụng, thời gian sử dụng càng kéo dài thì tác dụng phụ càng nhiều. Hơn nữa, dùng sai thuốc hay sai liều lượng còn có thể khiến bệnh trở nặng hơn, hoặc gây ra tình trạng nhờn thuốc.

Vì vậy khi dùng thuốc bắt buộc phải có sự chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa về thuốc dùng, liều lượng cũng như thời gian sử dụng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop