Nấm da tay là bệnh khá phổ biến, nếu chẳng may mắc bệnh mà không có cách điều trị bệnh phù hợp và kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Bệnh nấm da tay
Để hiểu rõ hơn về bệnh nấm da tay, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
THÔNG TIN HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH NẤM DA TAY
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nấm da tay là một dạng bệnh lý ngoài da ở vị trí tay do thủ phạm chính là loại vi nấm dermatophytes gây ra.
Bệnh thường phát triển mạnh ở những vùng da ẩm ướt như kẽ ngón tay, dưới cánh tay… Các tế bào nấm trong quá trình sinh sống và phát triển sẽ tiết ra các độc tố gây kích thích vùng da tay và gây ngứa.
Dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh là tình trạng ngứa ngáy tại vùng da tay, người bệnh sẽ tự động gãi nhiều hơn khiến lây lan mầm bệnh sang các vùng da khác cũng khi làm tổn thương, nhiễm trùng da, viêm da như sưng mủ, lở loét hoặc có mùi khó chịu.
Những triệu chứng như ngứa, viêm da, lở loét, chàm hóa có thể gây ra không ít phiền toái cho người bệnh cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe của chính bạn.
Vì vậy mà ngay khi phát hiện những biểu hiện của bệnh cần đi khám ngay để có hướng điều trị nấm da tay kịp thời, hiệu quả và an toàn nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện, sinh sôi và phát triển của bệnh. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng tay, kẽ tay
- Thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở tay
- Dùng găng tay kín trong thời gian quá dài.
- Thường xuyên có các hoạt động ở nơi công cộng như bể bơi, phòng tập thể thao…
- Gia đình có người bị mắc bệnh nam da.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Bệnh thường gây ra ở các vùng da tay luôn bị ẩm ướt như kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Nếu bạn có những biểu hiện của bệnh nấm tay thì hãy nhanh chóng chữa trị kịp thời, bởi tốc độ phát triển của nấm này cực kỳ nhanh và là thể bệnh mạn tính, dễ tái phát nếu không được tri nam da triệt để.
Một số triệu chứng nấm da tay thường gặp nhất là:
- Ngứa: Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến của những người bị nấm tay. Những cơn ngứa làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, bạn bắt đầu gãi liên tục, việc bạn gãi như vậy để thỏa cơn ngứa của bạn nhưng thực tế hành động này của bạn đang kích thích sự phát triển và lây lan mầm mống, ổ nấm sang các vùng da không bị bệnh. Thậm chí khi bạn gãi ngứa da tay quá nhiều khiến cho vùng bệnh nấm da tay bị tổn thương, trầy da, lở loét tạo môi trường thuận lợi để các bào tử nấm tấn công và ăn sâu vào các biểu bì da bên dưới.
- Da tay bị viêm nhiễm: ngoài tác nhân là gây ngứa thì các bào tử nấm còn gây viêm nhiễm vùng da, khiến vùng da nhiễm nấm bị tổn thương, lở loét, thậm chí bị sưng tấy và mưng mủ.
- Có mùi khó chịu: do phần biểu bì da bên lớp ngoài bị các bào tử nấm gây bệnh và ăn rữa các thịt da và bắt đầu xuất hiện các dịch tiết ra và gây mùi khó chịu.
Bệnh gây ra các phiền toái khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, gây mất thẩm mỹ, các kẽ ngón tay, lòng bàn tay ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA TAY
Phương pháp Tây y
Để chữa bệnh nấm ở tay trong Tây y người ta thường sử dụng hai loại thuốc đó là thuốc bôi ngoài da và thuốc uống.
- Thuốc bôi ngoài da: ở các thể bệnh nấm nhẹ, có các triệu chứng bị viêm nhiễm da tay, bị các tế bào nấm làm tổn thương vùng da và gây bệnh thì các bác sĩ chỉ định dử dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Thuốc tác động trực tiếp vào vùng da bị nhiễm bệnh và ngăn chặn sự lây lan của các bào tử nấm sang vùng da lành bệnh. Ngăn sự phát triển của các vi trùng nấm gây bệnh chứ không thể tiêu diệt được chúng.
- Thuốc uống: khi trường hợp bệnh nặng, điều trị thuốc bôi không đỡ thì người bệnh mới được chỉ định dùng thuốc uống chống nấm. Do thuốc uống có liều lượng kháng sinh cao, có khả năng tiêu diệt các vi trùng nấm và loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, viêm loét da cho người bệnh.
Tuy nhiên việc điều trị bệnh nấm da tay bằng thuốc uống trong thời gian lâu ngày lại gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như: bị kích ứng da, hại gan thận… Theo thống kê thì số người sử dụng thuốc Tây nhiều thường bị mắc các bệnh về gan, thận nhiều hơn những người ít sử dụng. Và sử dụng thuốc Tây tuy khỏi bệnh nhanh nhưng bệnh lại có nguy cơ tái phát do không điều trị được ổ nấm triệt để.
Phương pháp Đông y
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, chữa bệnh là phải chữa từ căn nguyên gây bệnh, chữa từ gốc chứ không phải chữa triệu chứng chữa ngọn của bệnh. Và với việc điều trị bệnh nấm da tay cũng vậy, cũng cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để mầm mống.