Dạo gần đây, thời tiết thay đổi thất thường. Đó là điều kiện tốt để bùng phát cơn đau họng. Vậy, bệnh viêm họng biểu hiện như thế nào và có cách nào đề phòng hay không?
Dấu hiệu đầu tiên của những người bị bệnh viêm họng là cảm giác khó chịu ở vùng xung quanh cổ họng
Thế nào là bệnh viêm họng?
Thực ra, nó là bệnh do nhiễm vi khuẩn, virus gây viêm, đau rát cổ hong, thường xuất hiện vào màu lạnh, hoặc những lúc thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh nhân vô cùng khó chịu do đau rát cổ họng, đau nhiều nhất khi nuốt. Nguyên nhân gây đau họng rất đa dạng như: vi khuẩn, vitus, chất kích thích, hóa chất. Trong đó nguyên nhân do virus chiếm đa số (40-80%).
Bệnh viêm họng có những triệu chứng gì?
Chia sẻ từ các giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, dấu hiệu đầu tiên của những người bị bệnh viêm họng là cảm giác khó chịu ở vùng xung quanh cổ họng. Bệnh nhân cảm giác khô nóng và rát họng, nhất là khi nuốt và nói. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị ho không đờm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc cao, viêm amidan, cảm cúm. Những người càm cúm thường có thêm cac triệu chứng của cảm cúm như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, nhức đầu, ù tai. Khi bác sĩ thăm khám thì những người bị viêm họng có vòm họng đỏ rực, thành họng phù nề, đỏ thẩm.
Viêm họng có cần đi khám bác sĩ không?
Viêm họng có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng, chúng ta cần đến bác sĩ như: đau họng kéo dài trên 1 tuần và không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà, bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, khó thở hoặc khó nói chuyện; biểu hiện đau họng cùng với đau khớp quai hàm hoặc đau tai; đau họng kèm phát ban hoặc sốt; có máu trong nước bọt hoặc đờm; bệnh nhân bị nổi hạch ở cổ; triệu chứng khàn tiếng xuất hiện hơn 14 ngày.
Người bệnh viêm họng, cần có chế độ sinh hoạt như thế nào?
Những bệnh nhân viêm họng, cần có chế độ sinh hoạt đặc biệt nhằm giúp bệnh mau hồi phục. Một số lưu ý mà các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đưa ra cho các bệnh nhân bao gồm:
- Dùng nước muối ấm để súc miệng thường xuyên và đúng cách
- Tuyệt đối không uống nước lạnh, nước có đá, chỉ nên uống nước ấm
- Không uống rượu bia, chất kích thích trong thời gian đau họng
- Ngừng hút thuốc lá, tránh xa môi trường ô nhiễm và các hoá chất độc hại
- Vệ sinh tay chân miệng tốt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng.
- Chú ý, tránh lây lan cho người khác bằng cách không dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt các nhân .
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm họng?
Nhiều người nghĩ rằng viêm họng là bệnh không lây nhưng trên thực tế bệnh này lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu xung quanh chúng ta, có ai đó đang bị viêm họng thì nên tránh tiếp xúc với họ và thường xuyên rửa tay. Nếu bạn bị viêm họng, bạn tốt nhất nên rửa tay thường xuyên nhằm tránh lây lan vi khuẩn trên tay bạn cho người khác khi dùng tay che miệng hoặc mũi do ho hoặc hắt hơi.
Để phòng ngừa bệnh viêm họng, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, mũi họng thường xuyên. Cần chú ý đáng răng sau khi ăn, trước và sua khi ngủ dậy. Nhất là đối với trẻ em, chúng ta cần tập cho chúng thói quen này từ khi còn bé.
Chú ý nên tắm bằng nước ấm, nhất là với những người mắc bệnh viêm họng thường xuyên. Cần phải lau khô người khi tắm xong và mặc quần áo sạch vào. Lưu ý không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hào sau khi tă
Tóm lại, viêm họng là một bệnh phổ thông rất thường xảy ra và cũng dễ hết. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do vậy, mọi người cần biết cách chăm sóc cổ họng một cách tốt nhất.