Đa số các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đều được các bác sĩ chỉ định xét nghiệm HP. HP tiết ra một hoạt chất kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Nếu không điều trị có thể gây ung thư dạ dày
Vi khuẩn Hp rất dễ lây truyền qua đường miệng
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn tồn tại trong lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. HP tiết ra một hoạt chất sinh học gây kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất nhiều axit hơn; tấn công lớp nhầy bảo vệ và làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó, niêm mạc dạ dày dễ bị ăn mòn bởi các acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. Các triệu chứng do HP gây ra có thể khác nhau tùy theo bệnh nhân: đau thượng vị, ợ chua, cồn cào, nóng rát sau xương ức. Và đặc biệt, triệu chứng nặng nhất do HP gây ra là ung thư dạ dày.
Ợ chua hoặc trào ngược dạ dày: Khi bị nhiễm HP, triệu chứng trào ngược dạ dày có thể xảy ra thường xuyên hay không thường xuyên tùy từng bệnh nhân và bệnh do HP gây ra.
Tiêu chảy, táo bón: Vi khuẩn HP làm thay đổi chức năng sản xuất axit dịch vị trong niêm mạc dạ dày làm cho hệ thống tiêu hóa thức ăn thay đổi.
Đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi: Do vi khuẩn HP làm tổn thương cho các tế bào thành dạ dày làm cho nồng độ axit trong dạ dày có thể làm giảm đáng kể. Khi nồng độ axit trong dạ dày thấp, không đủ để phân hủy thực phẩm kịp thời. Cơ thể tốn rất nhiều thời gian phá vỡ protein và giải phóng khoáng chất như sắt để cơ thể hấp thu qua đường ruột.
Buồn nôn và ói mửa: một trong những triệu chứng thường gặp khi nhiễm vi khuẩn HP là nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, điều này có thể nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén khi mang thai. Thậm chí một số trường hợp không bị nôn.
Hôi miệng và nhiễm trùng răng miệng khác: Miệng là một phần của ống tiêu hóa và HP cũng đượcbtìm thấy ở đây mặc dù các vi khuẩn HP sống phần lớn trong dạ dày và ruột non. Ngoài ra, HP còn tìm thấy ngay cả trong răng sâu nhiễm vi khuẩn HP gây hôi miệng.
Hôn nhau có lây truyền vi khuẩn HP không?
Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, HP là loại vi khuẩn rất dễ dàng lây truyền qua đường miệng. Ví dụ như hôn nhau. Do vậy, lây truyền HP qua đường miệng chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 60%, còn lại khoảng 40% là do đường ăn uống. Từ đó cho thấy việc ăn uống chung trong gia đình có khả năng lây truyền HP rất cao. Với Việt Nam, tạp quán ăn uống rất thích hợp cho việc lây truyền HP như chung chén nước chấm, lấy đồ ăn cho nhau. Và đó được xem là truyền thông tốt đẹp nên gìn giữ.
Cách phòng vi khuẩn HP như thế nào?
Chúng ta nên thực hiện ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không dùng đồ chung với mọi người, và ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giảm mỡ béo.
Tránh dùng những thức ăn có vị chua, cay, ăn thức ăn nguội và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ để được tiêu hóa tốt nhất nhé.
Chúng ta nên ăn uống đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá sẽ làm tăng triệu chứng của đau dạ dày.
Tuyệt đối tránh uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Cần phải giảm stress vì khi bạn bị stress, dạ dày sẽ tăng tiết chất chua càng làm nặng thêm tình trạng khó chịu.
Cần hạn chế những thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamin C, axit folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cảnh báo rằng cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Tránh căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, hạn chế thức khuya.
Chú ý phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: uống đúng giờ đúng thuốc, đúng liều lượng để có hiệu quả tốt nhất. Không được tự ý ngưng thuốc khi hết đau hoặc hết thuốc.
Tóm lại, HP là một loại vi khuẩn rất dễ lây lan. Nó có thể lây qua đường miệng hoặc ăn uống nên các bạn cần chú ý luyện tập các cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé! Tất cả vì một cuộc sống vui khỏe!