Hiện nay, căn bệnh Alzheimer ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận thức và sinh hoạt tự chủ của người bệnh, đặt một gánh nặng chi phí y tế mỗi gia đình.
Alzheimer là một trong những biểu hiện của việc suy giảm thần kinh
Alzheimer là gì?
Não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của con người, chứa gần 100 tỷ tế bào noron, tạo thành một mạng lưới truyền thông trong cơ thể, từ suy nghĩ, học hỏi, ghi nhớ, đến nghe, thấy, ngửi, vận động. Bất kì tác động nào ảnh hưởng thần kinh cũng để lại di chứng cho cuộc sống. Alzheimer là một trong những biểu hiện của việc suy giảm thần kinh, là tình trạng sa sút trí tuệ, đặc trưng bởi tổn thương trí nhớ và nhận thức.
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân chính thức dẫn đến tình trạng Alzheimer. Người ta chỉ nhận thấy một số thay đổi cấu trúc về giải phẫu trên não ở những người bị Alzheimer so với người bình thường
- Teo và giảm đáng kể số lượng noron ở vỏ não và dưới vỏ
- Thoái hóa noron, nặng nề nhất là hệ cholinergic, ngoài ra còn ảnh hưởng những chất dẫn truyền thần kinh như glutamat, dopamin, adrenalin, somatostatin, serotonin
- Tăng số lượng đám rối hệ thần kinh
- Tăng tích tụ mảng thần kinh
Các nhà khoa học cho rằng, bệnh Alzheimer chủ yếu do yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, những chấn thương đầu nặng và nhiều lần cũng có khả năng làm tăng nguy cơ.
Để nhận biết Alzheimer, mọi người đều có thể theo dõi sự thay đổi một số biểu hiện ngay chính cơ thể của mình
- Suy giảm trí nhớ: đây là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh Alzheimer, người bệnh có thể quên ngay những vấn đề vừa được đề cập hay học hỏi tiếp thu
- Khó khăn trong những công việc lên kế hoạch hay giải quyết vấn đề
- Nhầm lẫn các thông tin
- Thay đổi tính cách
- Xuất hiện một số khó khăn trong ngôn ngữ nói và viết
Có thể phân loại Alzheimer theo tình trạng bệnh nhân
- Mức độ nhẹ: tình trạng mất trí nhớ nhiều hơn và gặp nhiều khó khăn về nhận thức khác. Bệnh nhân mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc hàng ngày bình thường và có thể có sự thay đổi tính cách và hành vi.
- Mức độ trung bình: Trong giai đoạn này, ở các vùng não kiểm soát ngôn ngữ, lý luận, xử lý cảm giác và ý thức xảy ra sự biến đổi hay suy giảm. Mất trí nhớ và rối loạn trở nên tồi tệ hơn, và bắt đầu có vấn đề nhận biết người thân và bạn bè. Việc học hỏi, thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, nhiều bước như mặc quần áo, hoặc giải quyết với những tình huống mới trở nên khó khăn. Ngoài ra, những người ở giai đoạn này có thể có ảo giác, ảo giác, và hoang tưởng và có thể hành xử bốc đồng.
- Mức độ nặng: Cuối cùng, ở giai đoạn này, mảng bám và đám rối thần kinh lan truyền khắp não, và mô não co lại đáng kể. Bệnh nhân không thể giao tiếp và hoàn toàn phụ thuộc vào người khác để được chăm sóc.
Điều trị bệnh như thế nào?
Mục tiêu điều trị:
- Duy trì chức năng của bệnh nhân càng dài càng tốt
- Cải thiện các di chứng về hành vi và tâm thần
Điều trị không dùng thuốc: giáo dục, hướng dẫn các hoạt động hằng ngày
Điều trị bằng thuốc:
Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tiến triển Alzheimer có thể do sự bất thường trong cán cân giữa Dopamin – Acetylcholin, chủ yếu là do thiếu hụt acetylcholin. Dược sĩ Phạm Thị Thu Hương – Giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, hiện có 2 nhóm thuốc chính trong điều trị Alzeimer:
- Trị các tổn thương nhận thức: Thuốc kháng men phân hủy acetylcholin (Donepezil được ưu tiên hàng đầu trong nhóm thuốc này về mức độ an toàn cũng như hiệu quả trên bệnh nhân Alzheimer mức độ nhẹ đến trung bình), ức chế NMDA (memantin được Fda công nhận điều trị Alzheimer từ trung bình đến nặng), ức chế MAO-B (một vài nghiên cứu cho thấy selegilin cải thiện trí nhớ, quan hệ xã hội và giảm lo âu)
- Trị các triệu chứng không thuộc nhận thức như trầm cảm, rối loạn hành vi: nhóm thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong trường hợp này, tuy nhiên nhóm thuốc này có hiệu quả trị liệu hạn chế và tăng nguy cơ tử vong nên các biện pháp không dùng thuốc được ưu tiên hơn và nếu bắt buộc dung cần theo dõi sát sao bệnh nhân, giảm liều định kỳ.