Hộ sinh Sài Gòn chia sẻ những thay đổi trên cơ thể khi mang thai

Hộ sinh Sài Gòn chia sẻ những thay đổi trên cơ thể khi mang thaiĐể giúp bào thai phát triển, có thể mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể. Có những điều mẹ có thể nhận ra nhưng có một số thay đổi thậm chí bạn còn không nhận ra được.

Để giúp bào thai phát triển, có thể mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể. Có những điều mẹ có thể nhận ra nhưng có một số thay đổi thậm chí bạn còn không nhận ra được.

Hộ sinh Sài Gòn chia sẻ những thay đổi trên cơ thể khi mang thai

Khi mang bầu cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi đáng kể

Những thay đổi cơ thể khi mang thai khiến nhiều bà mẹ cảm thấy vừa lo lắng, mất tự tin và còn lạ lẫm nữa. Hầu như tất cả bà mẹ mang thai đều mắc phải. Để thai phát triển tốt và không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của bản thân, các bà mẹ nên học cách chấp nhận, thoải mái, bớt căng thẳng và có thể tìm hiểu các cách giúp cải thiện tình trạng xấu đi của cơ thể hay các câu lạc bộ dành cho bà mẹ mang thai để chia sẻ kinh nghệm cho nhau. Ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về những thay đổi đó với các chuyên gia Trung cấp Hộ sinh Sài Gòn nhé.

Thay đổi về cân nặng: Phần lớn các mẹ bầu tăng từ 10 – 14 kg do trọng lượng của em bé, nước ối, các dịch cơ thể khác và sự tăng cân của chính các mẹ do cơ thể dự trữ một lượng mỡ để nuôi dưỡng thai nhi. Trong 3 tháng đầu bà mẹ khó có thể cảm nhận được sự thay đổi này vì trọng lượng cơ thể chỉ tăng chút ít. Nhưng 3 tháng cuối cơ thể mẹ tăng cân rất nhanh. Một số mẹ bầu có thể thấy lo lắng, hốt hoảng khi có sự thay đổi ngoại hình nhanh chóng như vậy.

Tăng kích thước vùng bụng: Trong 9 tháng thai kỳ bụng sẽ lớn dần lên làm vùng xương chậu mở rộng, tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đến khoảng 3 tháng cuối, đỉnh tử cung sẽ chạm đáy khung xương sườn, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau hông.

Tăng kích thước ngực, quầng vú và núm vú: Ngực bị đau, nhạy cảm. Đầu vú nhô ra hơn, có thể bị nứt ra. Quầng vú sậm màu và lan rộng hơn bình thường. Mẹ bầu có cảm giác khó chịu hơn những ngày sắp hành kinh. Từ tháng thứ 6 có một loại dịch màu vàng tiết ra đặc dính quanh núm vú đó là sữa non.

Thay đổi về da: Làm da trắng mịn ngày nào không còn nữa thay vào đó là những vết rạn da, sắc tố da đậm màu hình thành vệt nám da nhất là vùng mặt, hai bên gò má khiến người phụ nữ có thai có một vẻ đặc biệt nhưng chẳng ai muốn điều đó cả phải không nào? Những vết rạn thường xuất hiện vào nửa sau thai kỳ ở bắp chân, ngực. Sắc tố da thường đậm hơn ở ngực, bụng, núm vú. Đường kẻ nâu ở bụng trở nên đậm hơn trong quá trình mang thai.

Hộ sinh Sài Gòn chia sẻ những thay đổi trên cơ thể khi mang thai

Thay đổi về hệ tiêu hóa: Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, mẹ bầu thường gặp các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, táo bón. Khoảng 70% bà bầu trải qua tình trạng ốm nghén vào khoảng tuần 12 tuy nhiên triệu chứng thường hết khi thai khoảng 17 tuần. Mẹ bầu đói nhiều hơn, có cảm giác cồn cào trong bụng kéo dài và chỉ thấy dễ chịu hơn khi ăn vào.

Thay đổi hooc môn: Trong suốt thai kỳ, sự thay đổi hooc môn tác động lê toàn bộ cơ thể. Sự sản sinh lượng lớn estrogen và progesterone làm cho bạn cảm thấy các nộ tiết tố đang điều khiển cuộc sống của bạn.  Cảm xúc của bạn có khi thất thường, bất ổn, có thể cảm thấy nóng, bốc hỏa, nhạy cảm, lo âu, mất kiểm soát.

Đi tiểu thường xuyên: Thường xuyên đi vệ sinh là điều phổ biến của các mẹ bầu, do áp lực của thai nhi lên bàng quang, cơ chậu nên khiến cho mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu cả ngày nhất là những tháng cuối do kích thước của thai lớn. ngoài ra mỗi khi ho, cười, hắt hơi hay làm việc nặng thòi sẽ có hiện tượng són tiểu.

Ngoài những thay đổi kể trên, mẹ bầu còn gặp một số các thay đổi khác như: chuột rút, phù chân do áp lực tuwh trọng lượng của cơ thể tăng. Lông, tóc, móng mọc nhanh hơn. Nhiệt độ cơ thể tăng lên. Có thể nhìn thấy và cảm nhận em bé cuả mình chuyện động (đạp) vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.

Trên đây là một số thay đổi của cơ thể của bà mẹ vừa về thể chất và tâm lý nhưng không phải mọi bà mẹ đều trải qua những thay đổi này. Để giảm bớt những triệu chứng khó chịu của sự thay đổi đó các mẹ bầu nên tập làm quen dần, chấp nhận, ăn uống hợp lý, giàu năng lượng và áp dụng những giải pháp, mẹo thật an toàn để bảo vệ sức khỏe của bé và của chính bản thân nữa nhé. Hãy tham gia các câu lạc bộ dành cho những mẹ bầu hay câu lạc bộ dành cho người có con nhỏ để chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn nhất và cải thiện được tình trạng tâm lý của bản thân.

   

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop