Công dụng của bông điên điển trong y học cổ truyền

Công dụng của bông điên điển trong y học cổ truyềnBông điên điển có tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Trong YHCT, lá điên điển nấu nước để uống có nhiều công dụng chữa bệnh.

Bông điên điển có tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Trong YHCT, lá điên điển nấu nước để uống có nhiều công dụng chữa bệnh.

Công dụng của bông điên điển trong y học cổ truyền

Cây điên điển có rất nhiều công dụng trong y học cổ truyền

Tìm hiểu thông tin về cây điên điển

Tên gọi khác của của điên điển là điền thanh hạt tròn, điền thanh lưu niên, điền thanh bụi, điền thanh đầm lầy, điền thanh thân tia hay muồng rút. Là cây bụi cao 1 - 4m, thường gặp ở các đầm lầy, ruộng nước, từ vùng nước lợ đến vùng cao 500m, rải rác từ các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình… đến các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điên điển trồng để lấy phần thân phình to và xốp trắng ngập dưới nước dùng làm mũ và nút chai; cành lá làm phân xanh; thân cây làm củi đốt, lá cây làm thuốc. Theo y học cổ truyền, các bộ phận dùng làm thực phẩm là: lá, bông và hạt.

Ở Ấn Độ, hạt điên điển được dùng làm một loại thực phẩm cứu đói. Tuy nhiên trước khi nấu ăn, hạt điên điển phải ngâm trước 3 ngày, sau đó nấu sôi 30 phút để loại bỏ hết các thành phần độc hại caravanine. Các phân tích cho thấy, trong 100g lá điên điển (khô) có chứa các chất sau: protid 26,30g; glucid 39,2g; cellulose 14,6g, lipid  4,2g. Bên cạnh đó, lá điên điển giàu chất saponines; một ít chất tanin và các polyphenol khác. Hiện lá điên điển dùng để làm gỏi, luộc ăn như rau, hoặc nấu canh với cá rô, tép bạc. Bên cạnh đó còn dùng để làm giá như giá của các loại đậu. Hạt có hàm lượng chất đạm cao (37 %). Có thể thấy rằng, lá và hạt điên điển là những thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng có giá trị.

Công dụng của bông điên điển trong y học cổ truyền

Đào tạo Y sĩ y học cổ truyền uy tín chất lượng năm 2018

Công dụng trong y học của cây điên điển

Không chỉ làm thực phẩm, cây điên điển còn có rất nhiều công dụng trong y học. Lá điên điển nấu nước để uống, được xem như chất tẩy xổ, trục giun sán làm giảm đau, kháng sinh, chống viêm sưng. Thuốc dán bào chế từ lá điên điển thúc đẩy sự nung mủ, làm mủ những nhọt đầu đinh, áp-xe, ung mủ, viêm sưng thấp khớp. Mặt khác để chữa mụn nhọt, người ta dùng lá điên điển rửa sạch, giã nát với ít muối, đắp lên chỗ đau giúp bớt sưng và mau lành miệng.

Kem hay thuốc mỡ bào chế từ lá điên điển dùng để chữa trị ngứa, phát ban ở da. Cây điên điển thường dùng chữa trị tiêu chảy, giảm phù nề lá lách, giảm lượng kinh nguyệt ra quá nhiều. Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cũng cho hay, hạt điên điển được coi như chất có tác dụng kích thích, làm dịu đau, se thắt, dùng 12 - 16g (khô) sắc uống hàng ngày, có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Trong khi đó, rễ điên điển được dùng để chữa trị vết cắn của con bò cạp, ung mủ, mụn nhọt, áp-xe. Tinh dầu hạt điên điển có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau tim và giúp hạ đường huyết đã được y học truyền thống Ấn Độ (Ayurveda) ghi nhận. Nước ép của vỏ điên điển cũng được dùng để chữa bệnh phát ban và ngứa ở da.

Theo một số tài liệu trong bài giảng Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cho hay, bông, lá của cây điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận trường, nên thường dùng trong các trường hợp cảm sốt do phong nhiệt, mất ngủ, mụn nhọt, táo bón, ăn uống kém.

Theo kinh nghiệm dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long, người dân dùng bông điên điển bỏ cuốn, chưng cánh thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100 - 200g. Ăn liên tục trong nhiều ngày để làm thuốc bổ tim. Tuy nhiên người dân cần nhớ rằng: chất saponin trong lá điên điển được cho là có khả năng tiêu diệt tinh trùng và làm tan máu nên không nên tùy ý sử dụng.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Đồng thời nên khám sức khỏe định kỳ để có thể phòng đoán và điều trị bệnh kịp thời.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop