Y học cổ truyền hướng dẫn chữa kinh nguyệt không đều

Y học cổ truyền hướng dẫn chữa kinh nguyệt không đềuKinh nguyệt không đều là bệnh phụ khoa nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh và hiếm muộn. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả

Kinh nguyệt không đều là bệnh phụ khoa nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh và hiếm muộn. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả

Y học cổ truyền hướng dẫn chữa kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt nếu không chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh

Kinh nguyệt không đều

Theo y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là sự thay đổi chu kì của kinh, số lượng kinh, màu sắc kinh, chất kinh.

Thay đổi về chu kì:                            

  • Trước kì: (đa kinh): sớm hơn 7 ngày
  • Sau kì: chậm hơn 7 ngày
  • Không định kì: lúc sớm, lúc muộn trước, sau kì kinh 7 ngày
  • Nếu khác thường trên 2 lần kinh nguyệt mới cần chữa

Thay đổi về tính chất:

  • Số lượng kinh ra ít hay nhiều hơn bình thường
  • Số ngày kinh ngắn hơn hay dài
  • Sắc kinh: tím, đỏ, nhạt
  • Kinh đặc, loãng, thành cục...

Nguyên nhân sinh bệnh theo y học cổ truyền?

Không ngoài nội thương thất tình, ngoại cảm về lục dâm, ăn uống không điều độ, làm việc nghỉ ngơi không đúng lúc, tỳ vị hư tổn, hư hỏa bốc lên

  • Kinh nguyệt trước kì phần nhiều nặng về nhiệt (huyết nhiệt, hư nhiệt) nhưng cũng có khi do khí hư gây nên
  • Kinh ra sau kì chủ yếu là hư  và hàn nhưng cũng có khi do huyết ứ, đàm ngăn trở
  • Kinh ra trước sau không có kì nhất định phần nhiều là can uất, tỳ hư, can thận hư.
  • Số lượng kinh quá nhiều là khí hư, huyết nhiệt. Lượng kinh ra quá ít là khí hư cùng huyết ứ

Chữa kinh nguyệt không đều

Để chữa kinh nguyệt không đều, theo các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn thì cần làm cho khí huyết điều hòa, âm dương thăng bằng thì bệnh kinh nguyệt tự khỏi. Nếu:

  • Kinh trước kì: chủ yếu là phải thanh nhiệt, còn bổ khí và bổ hư cũng nên tùy chứng mà dùng
  • Kinh sau kì: chủ yếu là phải ôn bổ, còn hành khí hoạt huyết cũng không nên thiếu sót
  • Kinh trước sau kì không nhất định: chú trọng bồi dưỡng Can Tỳ, nhưng cũng cần chiếu cố đến Can Thận. Nếu kinh ra nhiều quá nên bổ dưỡng khí huyết, mà cũng cần đến hành huyết tiêu ứ

Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt không đều bằng châm cứu

Rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt

Triệu chứng: thấy kinh trước kì, số lượng ra nhiều, máu đỏ sẫm, đặc tính, có lúc ra máu cục, sắc mặt đỏ, môi đỏ khô, dễ giận cáu gắt, thích mát sợ nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, rêu vàng, mạch hồng thực hoặc hoạt sác

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lương huyết là chính

Bài thuốc: Cầm liên tứ vật thang gia giảm ( y tông tâm giám). Nếu trong nóng dữ mà kinh ra quá nhiều thì dùng bài Tiên kỳ thang (chứng trị chuẩn thẳng)

Rối loạn kinh nguyệt do hư nhiệt

Triệu chứng: kinh trước kì, lượng kinh ít, màu đỏ mà trong, không có cục. Sắc mặt không nhuận, hai gò má đỏ, hoa mắt chóng mặt, trong người nóng phiền nhiệt, ngủ không yên, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, miệng lở loét, mạch tế sác

Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt

Bài thuốc: Địa cốt bì ẩm: sắc uống. Nếu âm hư nhiều dùng Lưỡng địa thang: sắc uống

Y học cổ truyền hướng dẫn chữa kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt do khí hư

Triệu chứng: kinh ra trước kì, số lượng nhiều, màu nhạt loãng; sắc mặt trắng bóng, tinh thần uể oải, hồi hộp, thở ngắn hơi, nại nói, cảm thấy eo lưng đùi mỏi rũ, bụng dưới sa xuống, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng ướt, mạch hư nhược vô lực

Phương pháp chữa: bổ khí cố kinh

Bài thuốc: Bổ khí cố kinh hoàn: làm hoàn uống

Rối loạn kinh nguyệt do hàn

Triệu chứng:

  • Hư hàn: kinh sau kì, lượng ít, màu nhạt hoặc xám den, loãng, sắc mặt trắng, môi nhạt, thích nóng sợ lạnh, tay chân lạnh, bụng đau liên miên, chờm nóng dễ chịu, chóng mặt, thở ngắn, mỏi lưng, mạch trầm tri vô lực
  • Do phong hàn: kinh sau kì, lượng ít, màu nhạt hoặc xám đen, loãng, chân tay lạnh, sợ rét, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm khẩn.

Phương pháp chữa:

  • Hư hàn: ôn kinh trừ hàn, bổ hư.

Bài thuốc: Ngãi tiễn hoàn. Nếu buồn nôn gia Đinh hương, Bán hạ, Sinh khương

  • Phong hàn: Ôn kinh tán hàn

Bài thuốc: Ôn kinh thang

Rối loạn kinh nguyệt do huyết ứ

Triệu chứng: kinh ra sau kì, lượng ít, màu máu đen, đóng cục, sắc mặt tím xám; bụng dưới trướng đau cự án, sau khi hành kinh ra huyết bớt đau; ngực bụng đầy trướng, táo bón, nước tiểu ít và đỏ, lưỡi xám, mạch trầm sáp

Phương pháp chữa: hoạt huyết khứ ứ, điều kinh

Bài thuốc: Tứ vật đào hồng thang: sắc uống

Rối loạn kinh nguyệt do huyết hư

Các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết các triệu chứng bao gồm: kinh nguyệt sau kì, lượng ít, kinh loãng, sắc mặt úa vàng, mệt mỏi, móng tay chân nhạt, da khô sáp, đầu choáng mắt hoa, ít ngủ, chất lưỡi nhạt không có rêu, mạch tấ sác hoặc hư tế. Nếu kèm chứng trạng khí hư là khí huyết đều hư

Phương pháp chữa: bổ huyết điều kinh

Bài thuốc: Nhân sâm dưỡng vinh thang

Nếu khí huyết đều hư: bổ khí huyết

Bài thuốc: Bát trân gia hương phụ, Trần bì, Thập toàn đại bổ

Rối loạn kinh nguyệt do đàm thấp

Triệu chứng: kinh nguyệt sau kì, sắc nhợt, dính, có thể nhiều hay ít, ngực bụng chướng thường buồn nôn, ăn kém, miệng nhạt và nhớt, rêu trắng nhợt, mạch huyền hoạt. Nếu có kèm khí hư hoặc huyết hư thì ngoài chứng trạng toàn thân kiêm khí hư và huyết nhiệt ra còn có những chứng trạng thấy kinh trước kì và lượng kinh ra nhiều

Phương pháp chữa: kiện tỳ tiêu đàm

Bài thuốc: Thương phụ đạo đàm hoàn. Nếu kèm theo khí hư uống bài Hương sa lục quân thang gia thêm Đương quy, Bạch thược. Nếu kèm theo nhiệt uống bài: Tinh khung hoàn gia giảm.

Rối loạn kinh nguyệt do khí uất

Triệu chứng: kinh ra ít, bụng dưới chướng đau, tinh thần không thỏa mái, ngực sườn không đầy tức, ợ hơi, mạch huyền sác

Phương pháp chữa: hành khí giải uất, điều kinh

Một số bài thuốc y học cổ truyền có thể áp dụng như: Tiêu dao thang gia Ích mẫu, Đan sâm. Đan chi tiêu dao thang. Hương phụ hoàn

Rối loạn kinh nguyệt do can khí uất nghịch?

Triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt không định kì, thường kinh ra ít, sắc đỏ, tía có cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất ức, khi hành kinh vú căng, thống kinh trước khi hành kinh, đau lan ra ngực sườn, ợ hơi, táo bón, đau lưng, mạch huyền. Nếu kèm có nhiệt thì thấy kinh trước kì, phiền nhiệt, môi khô miệng ráo, rêu vàng, mạch sác

Phương pháp chữa: sơ can lý khi, giải út

Bài thuốc: Tiêu dao thang, Tiêu dao đàn chi, Việt cúc hoàn

Tuyển sinh Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn năm 2018

Tuyển sinh Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn năm 2018

Rối loạn kinh nguyệt do tỳ hư

Triệu chứng: kinh ra không định kì, lượng nhiều ít không chừng, sắc nhạt; sắc mặt vàng, tay chân phù thủng, tinh thần mệt mỏi, thích nằm, tay chân không ấm, hay chóng mặt bồi hồi, bụng chướng, miệng nhạt, ăn không ngon, ỉa chảy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hư trì

Phương pháp chữa: bổ tỳ, điều kinh

Bài thuốc: Quy tỳ thang

Rối loạn kinh nguyệt do can thận hư

Triệu chứng: kinh ra không định lì, sắc kinh nhạt, trong loãng. Sắc mặt ám tối, ù tai, chóng mặt, đau mỏi lưng, đi tiểu tiện nhiều lần, đại tiện lỏng, bụng dưới sa xuống và đau, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng hay rạn nứt, mạch trầm nhược

Phương pháp chữa: bổ Can thận, Xung Nhâm

Bài thuốc Y học cổ truyền: Định kinh thang, Lục vị hoàn thêm Sài hồ, Bạch thược, Đan sâm


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop