Củ Tam thất bắc là một loại thảo dược quý, được biết đến là một phương thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây là những tác dụng của củ tam thất trong Y học cổ truyền
Tam thất có thể làm chậm quá trình tiến triển và di căn của khối u
Tam thất có hai dạng chính
Tam thất thường có hai dạng là củ tươi và dạng bột. Nhưng hiện nay, bột Tam thất rất dễ làm giả, các y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn lưu ý, khi muốn mua bột Tam thất thì tốt nhất nên chọn mua ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, hoặc là mua Tam thất tươi rồi sau đó yêu cầu nhà thuốc tán bột. Ngoài ra, người dùng có thể dùng Tam thất tươi và làm các bước sơ chế tại nhà, tối ưu nhất là dùng đến đâu sơ chế đến đó.
Có thể dùng Tam thất mỗi ngày không?
Theo Y học cổ truyền, Tam thất có tính ôn nên người dùng có thể dùng Tam thất mỗi ngày đối với người có cơ địa thông thường, còn với những người sở hữu cơ địa quá nóng hoặc quá lạnh sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như: Mụn nhọt, ngứa, dị ứng…
Có nên nhai Tam thất sống?
Thực tế cho thấy, một vài người nhai Tam thất sống đã bị rộp miệng, vì vậy để tối ưu nhất, có thể dùng bột hoặc thái lát Tam thất hãm với nước sôi, sử dụng cả nước nhai cả bã vừa đơn giản, như vậy có thể giữ được hương vị, những hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có hiệu quả trị liệu tốt.
Tam thất thật sự trị được bệnh ung thư?
Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói về việc Tam thất có khả năng chữa trị được ung thư cả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thực tế đã áp dụng thì cho thấy Tam thất có thể làm chậm quá trình tiến triển và di căn của khối u.
Làm thế nào để biến mất vị đắng của Tam thất?
Trong các tài liệu Trung cấp Y học Cổ truyền Sài Gòn có viết, vị đặc thù của củ Tam thất bắc là đắng, gây khó sử dụng, tuy nhiên vị đắng ấy là vị biểu lộ các hoạt chất đưa lại hiệu quả tốt nhất của Tam thất, “thuốc đắng dã tật”. Do vậy, khi chế biến người dùng chỉ nên làm sao hạ bớt vị đắng đó đi, khuyến cáo không làm mất hoàn toàn, vì như vậy sẽ làm mất đi công hiệu của Tam thất.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo trở thành Lương y y học cổ truyền
Sử dụng Tam thất nhiều bị vô sinh?
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào cho thấy việc dùng Tam thất sẽ gây vô sinh. Tuy nhiên, vì Tam thất có công hiệu tự bổ cường tráng, làm tăng nội tiết sinh dục, do vậy nếu sử dụng nhiều khi nhỏ tuổi có khả năng tác động đến hoạt động của các tuyến nội tiết về sau này.
Tại sao Tam thất không thể dùng cho phụ nữ có thai?
Mặc dù Tam thất rất có lợi cho phụ nữ sau khi sinh nhưng lại khuyến cáo không được dùng cho phụ nữ có thai. Bởi Tam thất có tính ôn, mà trong khi đó, khi có mang cơ địa của người nữ giới thường nóng, nếu dùng sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt cho thai phụ và thai nhi.
Tại sao củ Tam thất nam không đắt bằng củ Tam thất bắc?
Mọi người hay lầm lẫn giữa Tam thất bắc và Tam thất nam. Tuy nhiên Tam thất nam thuộc họ gừng chứ không phải là họ nhân sâm như Tam thất bắc.
Tam thất nam chỉ được sử dụng để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tán ứ, thông kinh, hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống, nó không có hiệu quả như Tam thất bắc.
Không có bệnh nhưng vẫn dùng Tam thất được không?
Tam thất hiện tại rất tốt cho sức khỏe với cả người bệnh và người sức khỏe thông thường, vì vậy nên những người không có bệnh vẫn có thể dùng Tam thất. Tuy vậy, vì nó là một loại thuốc nên khi sử dụng vẫn cần có sự chỉ dẫn, chỉ định và dõi theo của bác sĩ.