Bản chất của Axit béo Omega-3 là gì? Những công dụng và lợi ích từ Axit béo Omega-3 ra sao? Có những nguồn cung cấp Axit béo Omega-3 nào từ tự nhiên?
Axit béo Omega-3 có nhiều trong những loại thực phẩm sử dụng hàng ngày
Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giải thích chi tiết nhất
Bản chất của Axit béo Omega-3
Để hiểu rõ về Axit béo Omega-3, trước tiên ta cần hiểu rõ Axit béo là gì?- Axit béo bao gồm các chuỗi các nguyên tử cacbon liên kết với nhau bằng liên kết hóa học. Trên một đầu của chuỗi carbon là một nhóm methyl (một cụm nguyên tử cacbon và hydro). Trên đầu kia là một nhóm cacboxyl (một nhóm các nguyên tử cacbon, oxy và hydro). Liên kết hóa học giữa các nguyên tử cacbon có thể là liên kết đơn hoặc đôi. Các liên kết đơn có nhiều phân tử hydro xung quanh chúng hơn liên kết đôi. Các liên kết hóa học này xác định xem một axit béo có bão hòa hay không no.
Axit béo Omega-3 là một loại là axit béo không no nhiều nối đôi với liên kết đôi ở vị trí carbon thứ ba từ nhóm thế metyl. Axit béo Omega−3, cũng được gọi là axit béo w−3 hoặc axit béo n-3. Các axit béo có hai đầu, một đầu là axit cacboxylic (-COOH), được coi là đầu mạch (chuỗi), nên gọi là "alpha", và đầu methyl (-CH3), được coi là "đuôi" mạch (chuỗi), do đó gọi là "Omega". Một trong những cách mà một axit được đặt tên là được xác định bởi vị trí của liên kết đôi đầu tiên, được tính từ đuôi, đó là, Omega hoặc n-end. Như vậy, trong axit béo Omega-3, liên kết đôi đầu tiên nằm giữa nguyên tử cacbon thứ ba và thứ tư tính từ đuôi.
Những lợi ích của axit béo Omega- 3
Theo các chuyên gia Trường Dược Sài Gòn, Axit béo Omega-3 có tác dụng chống viêm và giúp bảo vệ hệ miễn dịch, não, tim cũng như các động mạch trong cơ thể, cụ thể:
- Omega-3 giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch: Axit béo Omega-3 có thể giúp bạn làm giảm hàm lượng triglyceride cao trong máu, triglycerid là một trong những yếu tố gây nên bệnh tim. Axit béo Omega-3 là một thành phần giúp bảo vệ cơ thể chống lại chứng rối loạn nhịp tim, có thể gây đột tử. Ngoài ra, Axit béo Omega-3 còn giúp ngăn ngừa quá trình xơ cứng động mạch, là nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.
- Axit béo Omega-3 giúp giảm huyết áp.
- Axit béo Omega-3 là một chất giúp tăng cường sức khỏe não bộ: Các nhà khoa học ước lượng rằng, có khoảng 25% mô não được hình thành từ một loại Axit béo Omega-3, gọi là DHA. DHA là một thành phần giúp gia tăng quá trình nhận thức, trí nhớ và điều chỉnh tính khí. Một chế độ ăn giàu Axit béo Omega-3 sẽ giúp chống tâm trạng muộn phiền.
- Axit béo Omega-3 giúp phòng chống bệnh mãn tính: Axit béo Omega-3 được biết đến như là các chất chống viêm, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại các chứng viêm khớp, ung thư.
- Axit béo Omega-3 giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể: Nhiều nghiên cứu cho thấy chứng mệt mỏi thường thấy xuất hiện ở những người không cung cấp đủ các Axit béo Omega-3 cho cơ thể.
Ngoài ra, Axit béo Omega-3 còn giúp da chúng ta trở nên sáng hơn: Chứng da khô, da đồi mồi là hậu quả của việc thiếu hụt Axit béo Omega-3. Chỉ khi nào mức độ Axit béo Omega-3 trong cơ thể được cân bằng thì da mới hồng hào, khỏe mạnh.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Cung cấp Axit béo Omega-3 cho cơ thể bằng cách nào?
Có ba loại axit béo Omega-3 chính: Alpha-Linolenic Axit (ALA), Eicosapentaenoic Axit (EPA) và Docosahexaenoic Axit (DHA). Dưới đây là chia sẻ từ các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn về những nguồn cung cấp Axit béo Omega-3 tự nhiên, cụ thể:
- Cá là nguồn cung Omega-3 dồi dào: Những loại cá sống ở những vùng nước lạnh như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu đều là những nguồn giàu axit béo Omega-3.
- Thịt bò: Chúng ta nên ăn thịt bò được cho ăn cỏ và thả hoang. Vì những con bò ăn cỏ mọc tự nhiên trên các cánh đồng chứa nhiều Omega-3 hơn là bò nhốt chuồng và được nuôi bằng các loại ngũ cốc.
- Trứng gà cũng chứa nhiều Omega-3: Tất cả các loại trứng gà đều giàu axit béo Omega-3. Và trứng được sản xuất từ các con gà thả vườn, được cho ăn tảo và hạt lanh thì dồi dào các loại Axit béo Omega-3 hơn. Tuy nhiên, trứng gà không phải là nguồn giàu axit béo Omega-3 tự nhiên, mà chất béo này chỉ được làm phong phú khi trứng đã trải qua một thời gian bảo quản trên các vỉ carton.
- Quả óc chó: Khoảng 1/4 chén quả óc chó có chứa 2,3 gram axit béo Omega-3. Chúng ta nên sử dụng các loại quả hạch bằng cách trộn thêm vào các bữa ăn
- Omega-3 còn chứa nhiều trong hạt lanh và dầu hạt lanh: Hạt lanh và dầu hạt lanh là nguồn dồi dào Omega-3. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết, dầu hạt lanh thường không được dùng để xào, nấu hoặc làm bánh, bởi Axit béo Omega-3 chỉ sôi khi tiếp xúc với nhiệt độ rất cao. Bạn chỉ nên cho thêm dầu hạt lanh vào những đĩa trộn salad hoặc rải hạt lanh lên trên các loại thức ăn.
Ngoài ra các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết các nguồn thức có ăn giàu Omega-3 có thể sử dụng gồm: Các loại cá, mỡ động vật, gia cầm, các sản phẩm dầu cá tinh khiết, tảo biển, vv