Cơ thể giống như là một cỗ máy thông minh, hoạt động ngày đêm và liên tục sửa sai khi bị lỗi. Vậy khi bị tăng huyết áp, cơ thể có những điều hòa, điều tiết gì để lấy lại căng bằng sinh lí cho cơ thể?
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Về các số đo huyết áp gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Giảng viên Cao Đẳng Điều dưỡng TPHCM sẽ căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:
Huyết áp tâm thu là trị số huyết áp cao nhất đo được và đại diện cho áp lực tại động mạch khi tim co bóp và bơm máu vào tuần hoàn, còn gọi là huyết áp tối đa.
Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng..
Huyết áp bình thườngkhi Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và Huyết áp tâm trương < 80mmHg
Khi nào là tăng huyết áp?
Phân loại | HA tâm thu (mmHg) | Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Bình thường | <120 và <80 |
Tiền tăng huyết áp | 120 -139 hoặc 80 - 89 |
Tăng huyết áp Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 | 140 - 159 hoặc 90 – 99 ≥160 hoặc ≥100 |
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2018
Cơ chế điều hòa Huyết áp?
Huyết áp = Cung lượng tim X Sức cản ngoại biên
Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, vì cung lượng tim phụ thuộc thể tích ngoại bào và dung lượng tĩnh mạch nên có 4 yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp:
- Sức cản ngoại biên
- Dung lượng tĩnh mạch
- Thể tích dịch ngoại bào
- Lưu lượng tim
Bốn yếu tố trên được vận dụng trong 2 cơ chế sau đây để điều hòa HA
Điều hòa huyết áp thông qua thần kinh: Khi Huyết áp hạ sẽ kích thích các thụ áp nằm ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ. Từ đó phát xung động lần lượt theo 2 dây Hering và Cyon lên trung tâm vận mạch ở hành tủy. Khi trung tâm vận mạch bị kích thích sẽ phát xung động theo dây thần kinh giao cảm đến tim gây tăng nhịp tim, đến mạch gây co mạch làm tăng Huyết áp.
Điều hòa Huyết áp bằng thể dịch: Thông qua hệ RAA ( Renin – Angiotensin – Aldosteron) làm tăng lượng Angiotensin II ( chất gây co mạch mạnh) và phóng thích aldosteron (chất gây giữ muối và nước) từ vỏ thượng thận nên làm tăng Huyết áp. Dân số có hoạt tính rennin từ bình thường đến cao ( người trẻ tuổi, da trắng) thì thể tích huyết tương giảm và tăng hoạt tính adrenergic nên về lí thuyết đáp ứng nhiều hơn với Thuốc trị tăng huyết ap Ức chế men chuyển (thuốc này ngăn chặn việc chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II - chất có tính chất gây co mạch) và thuốc trị tăng huyết áp chẹn Beta( chẹn thụ thể Beta giao cảm gây co mạch); còn người có hoạt tính rennin thấp (người cao tuổi, người da đen) thì thể tích huyết tương tăng nên đắp ứng nhiều hơn với thuốc trị tăng huyết áp Lợi Tiểu.