Dù chọn bất cứ một ngành ngề nào thì cũng cần có kiến thức, kĩ thuật chuyên môn và ý thức đạo đức nghề nghiệp. Nhưng riêng đối với ngành y, ngành chữa bệnh cứu người thì rèn luyện y đức càng phải được chú trọng
Y đức vẫn là cốt lõi đào tạo của người thầy thuốc
Là một sinh viên đang theo học ngành Y tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để làm một người thầy thuốc ,chúng em càng phải phấn đấu học tập, noi theo phương châm "Sâu y lí - giỏi y thuật - giàu y đức"
Bác Hồ đã dậy "Lương y như tử mẫu" nhưng để làm được điều đó thì bản thân người làm ngành y phải "Sâu y lí, giỏi y thuật, giàu y đức " nghĩa là phải nắm vững chắc lí thuyết, lí luận, chuyên môn. Nắm vững được đặc điểm, tính chất, bệnh lí của từng bệnh trạng. Phải luôn luôn cố gắng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn. Khi ta nắm vững được các kiến thức chuyên môn từ đó ta áp dụng vào thực tiễn người bệnh, tránh các trường hợp nhầm lẫn, chẩn đoán sai một cách đáng tiếc, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, cũng như ảnh hưởng đến uy tín của ngành y. Khiến cho người bệnh mất lòng tin vào người thầy thuốc.
Ngoài những lí thuyết được học trên sách vở, chúng ta phải tự bổ sung thêm kiến thức,nâng cao tay nghề, qua bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, báo đài, mạng.....
Ngoài việc nắm vững kiến thức, chuyên môn thì chúng ta phải biết mang áp dụng vào thực hành. Mang những kiến thức mình học được vào thực tiễn, áp dụng vào từng bệnh trạng, vào các thủ thuật hay áp dụng vào chẩn đoán, điều trị các bệnh lí một cách đúng đắn, chính xác nhất.
Áp dụng vào xử lý các thủ thuật, các tiểu phẫu đòi hỏi phải có kiến thức sâu sắc, có tay nghề. Để làm được điều đó thì chúng ta phải cung cấp cho bản thân một vốn kiến thức đầy đủ sâu sắc và một tay nghề vững chắc.
Y bác sĩ phải biết cảm thông, thấu hiểu bệnh nhân
Ngoài ra để làm được một người cán bộ y tế có sâu y lí giỏi y thuật, thì cán bộ y tế phải giàu y đức, Nghĩa là phải có đạo đức nghề nghiệp, có tâm với nghề, yêu nghề, hết lòng quan tâm chăm sóc người bệnh, coi người bệnh như một người thân của mình. Hết lòng giúp đỡ người bệnh trong khả năng chuyên môn của mình. Khi chăm sóc người bệnh phải thận trọng và lịch sự, tôn trọng sự riêng tư của người bệnh. Động viên thông cảm, chia sẻ với người bệnh để người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị bệnh. Thầy thuốc không được có thái độ hách dịch, phân biệt đối xử, lạm dụng quyền lực bắt ép người bệnh. Có thái độ không tốt đối với người bệnh sẽ làm người bệnh lo lắng, bất an, bi quan, chán nản, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Để làm một người thầy thuốc điều quan trọng nhất là phải có y đức, có lương tâm, trách nhiệm, hết lòng yêu nghề. Nếu người thầy thuốc không có lòng nhân từ, đức hạnh, thành thật, liêm khiết, siêng năng thì không nên làm thầy thuốc. Làm người thầy thuốc không những phải sâu y lí giỏi y thuật mà còn giàu y đức, một người chỉ biết lấy lợi ích của người khác làm lợi ích của mình, không biết quan tâm đến người khác, lấy của hại người, thì không xứng đáng làm thầy thuốc.
Người làm nghề y là đại diện cho sức khỏe của người dân, vì vậy phải làm sao cho sứng đáng với niềm tin của người dân dành cho người thầy thuốc.
Bản thân em là một sinh viên ngành y còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Chúng em càng phải học tập và phát huy phương châm của người thầy thuốc là " Sâu y lí - giỏi y thuật - giàu y đức". Chính vì vậy em đã chọn Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để thực hiện ước mơ trở thành một người thầy thuốc. Vì ở đây chúng em được các thầy cô quan tâm, dạy bảo tận tình. Các thầy cô tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn với chuyên môn sâu, tận tâm với nghề đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng em học tập cả về lý thuyết cũng như thực hành, giúp chúng em hiểu sâu hơn về nghề mình lựa chọn và các thầy cô đã chỉ dẫn cho chúng em để có thể trở thành một người thầy thuốc cũng như không phụ sự mong đợi của gia đình, thầy cô và người bệnh.