Dịch thuốc y học cổ truyền trị chứng rụng tóc

Dịch thuốc y học cổ truyền trị chứng rụng tócTình trạng rụng tóc trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng và trở thành nỗi lo của nhiều người. Tuy nhiên bạn có thể dùng phương thức sử dụng thuốc bôi ngoài để trị liệu.

Tình trạng rụng tóc trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng và trở thành nỗi lo của nhiều người. Tuy nhiên bạn có thể dùng phương thức sử dụng thuốc bôi ngoài để trị liệu.

Dịch thuốc y học cổ truyền trị chứng rụng tóc

Bất kỳ ai đều có thể mắc triệu chứng rụng tóc

Không chỉ ở phụ nữ trung niên, người già mà ngay cả thanh niên cũng khó có thể tránh khỏi chứng rụng tóc. Trong y học cổ truyền, rụng tóc thuộc phạm vi các chứng Lạc phát, Du phong, Ban thốc... Khi rụng tóc xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe. Hiện nay có khá nhiều phương pháp được đưa ra để điều trị chứng bệnh này bao gồm giải pháp hiện đại và y học cổ truyền phương đông. Trong đó không ít người tin dùng biện pháp sử dụng những dược liệu từ tự nhiên thay vì những sản phẩm chứa các chất hóa học có thể gây tác dụng phụ.

Theo Y sĩ y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể dùng phương thức sử dụng thuốc bôi ngoài để trị liệu. Một số bài thuốc ngay dưới đây có công dụng trong điều trị rụng tóc mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Bài thuốc trị rụng tóc trong y học cổ truyển

Bài 1: Hồng hoa 60g, đương quy 100g, sinh địa 100g, can khương (gừng khô) 90g, xích thược 100g, trắc bá diệp 100. Tất cả các dược liệu này đem ngâm với 3.000ml cồn 75%, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 đến 4 lần.

Bài 2: Chuẩn bị hành củ tươi 30g, ngô công 3 con. Đem cả 2 giã nhuyễn rồi bôi vào nơi tóc bị rụng, mỗi ngày 2 đến 3 lần và sử dụng liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Đây là bài thuốc chuyên trị bệnh tóc rụng thành từng mảng.

Bài 3: Dầu vừng 120g, sáp ong 15g, đương quy 5g, tử thảo 3g. Đầu tiên đem đương quy và tử thảo sao với dầu vừng cho đến khi khô cháy, tiếp đến vớt bỏ bã thuốc, bỏ sáp ong vào đun tiếp cho tan rồi dùng vải thô lọc bỏ tạp chất, để nguội cho thành dạng cao. Mỗi ngày dùng cao thuốc xoa lên vùng tóc rụng 2 lần.

Bài 4: Phá cố chỉ 20g, xuyên tiêu 10g, can khương 10g, hồng hoa 5g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g, ban miêu 2 con. Đem tất cả ngâm với 200ml cồn 70% trong 1 tuần thì dùng được, tẩm dịch thuốc vào bông gòn rồi bôi vào nơi tóc bị rụng, mỗi ngày 3 đến 5 lần, 30 ngày là một liệu trình.

Một lưu ý đặc biệt mà người bệnh cần phải nhớ: không để dịch thuốc dây vào mắt, miệng, mũi do ban miêu rất độc.

Dịch thuốc y học cổ truyền trị chứng rụng tóc

Đào tạo Y học cổ truyền năm 2018 uy tín chất lượng

Bài 5: Trắc bá diệp tươi 30g, cồn 75% 100ml. Đem lá trắc bá ngâm trong cồn 7 ngày thì dùng được; sau đó lấy bông gòn tẩm dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 lần. Thông thường tóc mới sẽ nhú lên sau 30 ngày, dài dần và chuyển màu đen; sau khoảng 3 tháng thì trở lại bình thường.

Bài 6: Tỏi 2 củ, mật ong 30g. Tỏi giã thật nhuyễn rồi trộn với mật ong bôi lên vùng tóc bị rụng, mỗi ngày 2 lần.

Bài 7: Đây là bài thuốc chuyên trị bệnh rụng tóc từng mảng. Chuẩn bị: xuyên luyện tử 50g sấy khô tán bột, mỗi lần lấy chừng 5g hòa với dầu vừng bôi lên vùng tóc bị rụng, mỗi ngày vài lần.

Bài 8: Cỏ nhọ nồi tươi 100g, gừng tươi 100g, lá trắc bá diệp tươi 100g. Ba thứ rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi hòa thêm một chút mật ong, bôi vào nơi tóc rụng, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 10 ngày, dùng cho bệnh tóc rụng thành từng mảng.

Bài 9: Sinh địa 30g, cành cây vừng đen 50g, hà thủ ô 30g, vỏ cây liễu 50g. Đem tất cả dược liệu sắc rồi xông gội đầu, mỗi ngày 3 lần. Sau mỗi lần xông gội, dùng khăn lau nhẹ cho tóc bớt ướt, lưu dịch thuốc chừng 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch, 5 ngày là một liệu trình.

Bên cạnh đó còn rất nhiều bài thuốc khác nhau mà bạn có thể tìm hiểu. Để chủ động trong việc áp dụng các bài thuốc, bạn có thể học Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn hoặc tìm đến các Y sĩ y học cổ truyền để có thể tư vấn đến bài thuốc phù hợp với tình trạng cơ thể nhất.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop