Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻKhi mắc bệnh viêm mũi di ứng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ cần biết những cách chăm sóc cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này

Khi mắc bệnh viêm mũi di ứng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ cần biết những cách chăm sóc cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ em

Trẻ bị viêm mũi dị ứng là do đâu?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ, khi niêm mạc mũi nhạy cảm, tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và gây ra những phản ứng quá mẫn cảm.

Theo giảng viên Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, trẻ bị viêm mũi dị ứng thường là do những tác nhân như:

Sức đề kháng: Sức đề kháng của trẻ con đang lớn vẫn chưa được hoàn thiện, do đó, trẻ rất dễ bị dễ chịu ảnh hưởng các tác nhân xấu từ môi trường. Không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, nấm mốc, thời tiết thay đổi đột ngột,… khiến trẻ có nguy cơ cao bị viêm mũi dị ứng.

Do dị ứng: Đây cũng là một nguyên nhân chính khiến cho trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, cơ thể trẻ có thể bị dị ứng bởi lông động vật, phấn hoa, nhiều loại nấm mốc phát tán trong không khí. Những tác nhân này sẽ tấn công vào đường hô hấp của trẻ và gây viêm mũi dị ứng.

Do cơ địa dị ứng: Với những trẻ có vấn đề dị ứng do cơ thể thì khả năng mắc viêm mũi dị ứng là rất cao. Ví dụ, trong khi những đứa trẻ bình thường không dị ứng do phấn hoa nhưng với những em có cơ địa dị ứng thì khả năng bị viêm mũi dị ứng rất cao.

Bên cạnh đó việc mắc một số bệnh trẻ thường gặp khác như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản… gây kích thích niêm mạc mũi dễ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ.

Những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Thông thường trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện một số biểu hiện như chảy nhiều nước mũi trong, ngứa mũi, đau nhức mũi, đau họng, niêm mạc phù nề, chảy nước mắt… Những cơn sổ mũi, hắt hơi thường xuất hiện đột ngột, tái đi tái lại nhiều lần, liên tục và kéo dài nhiều phút. Hắt hơi hoặc sau khi trẻ hắt hơi còn di kèm với chảy nước mũi ở cả 2 bên mũi, khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ giảm khả năng tập trung, cáu gắt, mệt mỏi, học kém, ngủ gà ngủ gật ban ngày thậm trí trẻ có thể ngưng thở trong khi ngủ.\

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Trẻ bị viêm mũi dị ứng cần chăm sóc ra sao?

Để giúp cho trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm mũi dị ứng, trước hết cha mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng, bảo vệ không cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng đó, đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ nâng cao được sức đề kháng.

Khi trẻ con đang lớn viêm mũi dị ứng, mẹ nên thường xuyên xịt rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng và họng sạch sẽ để hạn chế những biến chứng nhiễm khuẩn trên cơ thể trẻ em.

Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, không nên dùng những phương pháp như nhỏ nước ép tỏi vào mũi, hút mũi, lạm dụng thuốc nhỏ mũi,…bởi dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp của trẻ. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ.

Nếu thấy trẻ bị sốt cao nhiều giờ, có hiện tượng quấy khóc, khó thở thì các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hại tới sức khỏe của trẻ có thể xảy ra.

Biện pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ

Để giúp trẻ phòng tránh được bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất thì cha mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Giáo dục trẻ nhỏ biết cách sử dụng khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp khói bụi, khói thuốc lá, môi trường bị ô nhiễm…

Không để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây nên tình trạng dị ứng của trẻ như phấn hoa, lông động vật, bụi bặm… Tốt nhất nếu trẻ bị dị ứng thì không nuôi thú vật trong nhà.

Khi thời tiết thay đổi, nhất là thời tiết chuyển lạnh thì mẹ cần giữ ấm cho trẻ và tránh gió lùa, phòng ngủ phải kín gió không để trẻ bị ướt và lạnh.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh nấm mốc phát triển. Thường xuyên giặt và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời mùng mền, vỏ gối…

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop