Ung thư tuyến nước bọt có thể xảy ra từ tuyến nước bọt lớn ở mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi và ngay cả dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa.
Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh hiếm gặp
Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hại đến sức khỏe ngày càng cao, nên việc hiểu rõ bản chất ung thư tuyến nước bọt là gì và những điều cần biết về triệu chứng bệnh sẽ giúp người bệnh phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư tuyến nước bọt là gì?
Tuyến nước bọt có chức năng tạo ra nước bọt và tiết nước bọt vào miệng qua ống dẫn. Nhờ có nước bọt mà thức ăn trở nên ẩm, giúp quá trình nhai, nuốt trở nên dễ dàng, có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, làm sạch miệng và có các kháng thể tiêu diệt vi trùng. Ung thư tuyến nước bọt xảy ra nhiều nhất ở tuyến mang tai – tuyến ở phía trước của tai.
Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt
Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, ung thư tuyến nước bọt thường có những triệu chứng phổ biến như: Khó nuốt, cảm giác tê một phần khuôn mặt, xuất hiện một khối sưng trên, ở gần hàm, cổ hoặc miệng, một bên cơ mặt yếu, đau dai dẳng ở tuyến nước bọt, khó há to miệng. Trong đó khối sưng gần vùng tuyến nước bọt là dấu hiệu thường gặp nhất của khối u tuyến nước bọt, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể khẳng định bạn mắc bệnh ung thư. Bởi đa phần các khối u tuyến nước bọt là lành tính. Nhưng cũng có nhiều trường hợp lành tính khác gây ra sưng tuyến nước bọt như là nhiễm trùng hay sỏi trong tuyến nước bọt. Khi thấy những dầu hiệu trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị nếu chẩn đoán ung thu tuyến nước bọt.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt
Thực chất ngay cả những bác sĩ đầu ngành về ung thư cũng chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt là gì mà chỉ biết rằng rằng bệnh ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi có đột biến ADN ở các tế bào tuyến nước bọt. Khi các đột biến này xuất hiện sẽ làm cho tế bào tăng trưởng và phân chia nhanh chóng. Trong khi các tế bào khác chết thì những tế bào đột biến lại sống, tích tụ và hình thành khối u có thể xâm lấn các mô xung quanh. Các tế bào ung thư có thể tách rời ra và di căn xa đến các nơi khác trong cơ thể.
Bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể bắt gặp và ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên thường được phát hiện ở những người lớn tuổi. Những người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ, ví như việc sử dụng phương pháp phóng xạ trong điều trị ung thư cổ họng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư tuyến nước bọt. Bên cạnh đó những người hàng ngày làm việc trong môi trường khói bụi, chất độc hại có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt. Các ngành nghề có thể dễ bắt gặp nhất có thể kể đến như khai khoáng amiăng hay hàn chì; hoặc những người làm việc trong các công nghiệp cao su;...
Virus liên quan đến bệnh ung thư tuyến nước bọt bao gồm HIV và virus Epstein-Barr là những nguyên nhân không thể bỏ qua. Thêm vào đó thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra các loại u tuyến nước bọt lành tính như bướu Warthin, nhưng chúng không đóng vai trò trong việc gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến nước bọt à ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Tuyển sinh đào tạo Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học tại Sài Gòn
Điều trị ung thư tuyến nước bọt như thế nào?
Ung thu tuyến nước bột gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nên việc điều trị đúng cách luôn được các chuyên gia đề cao. Theo đó các xét nghiệm và thủ thuật được dùng để chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt được các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Sài Gòn chia sẻ bao gồm:
- Khám lâm sàng: các bác sĩ sẽ khám tại các khối sưng vùng hàm, cổ và họng;
- Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể kể đến như chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ xác định kích thước và vị trí ung thư tuyến nước bọt;
- Sinh thiết: các bác sĩ sẽ đưa kim vào trong vùng nghi ngờ bị ung thư và hút dịch hoặc tế bào trong quá trình chọc hút sinh thiết. Các khối u tuyến nước bọt sẽ được phân tích tại phòng xét nghiệm sau khi phẫu thuật để chẩn đoán.
Nếu được chẩn đoán mắc ung thư tuyến nước bọt thì các bác sĩ sẽ xác định loại, kích thước và giai đoạn của bệnh để từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng cơ địa. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như phẫu thuật có hoặc không kèm xạ trị.
Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học:
Việc hình thành cho mình thói quen khoa học chính là cách nhanh nhất hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý hầu họng nói chung và ung thư tuyến nước bọt nói riêng trở nên hiệu quả. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng nhiều lần mỗi ngày và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy miệng trở nên nhạy cảm dù đã đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mịn. Đồng thời cần súc miengj bằng nước muối sau bữa ăn để sát khuẩn và loại bỏ những vi khuẩn, thực ăn thừa còn tồn đọng trên miệng. Đặc biệt với những người đang áp dụng phương pháp xạ trị vùng đầu và cổ thường sẽ bị khô miệng nên miệng giữ ẩm miệng bằng nước hoặc kẹo không đường là điều cần thiếtm để kích thích miệng tiết nước bọt.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit hoặc nhiều gia vị, do đó người bệnh nên chọn thực phẩm và đồ uống không gây kích ứng miệng; tránh xa thực phẩm và đồ uống không gây kích ứng miệng; nên chọn thực phẩm ẩm, tránh sử dụng đồ uống có chứa cafein và cồn;...