Dinh dưỡng đối với hội chứng thận hư, hội chứng ruột ngắn và hội chứng kém hấp thu như thế nào?

Dinh Dưỡng Đối Với Hội Chứng Thận Hư, Ruột Ngắn Ra Sao?Dinh dưỡng dành cho các bệnh nhân mắc hội chứng thận hư, ruột ngắn và kém hấp thu thế nào là hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Khi mắc một bệnh nào đó thì ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì việc xây dựng chế độ dịnh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân cũng góp phần rất quan trọng.

Dinh dưỡng đối với hội chứng thận hư, hội chứng ruột ngắn và hội chứng kém hấp thu như thế nào?

Người bị thận hư nên hạn chế những thức ăn giàu cholesterol

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Bệnh nhân bị hội chứng thận hư cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Việc làm cần thiết đó là đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Xét nghiệm BUN, Creatinin, Albumin/máu, Cholesterol/máu, Albumin/niệu, ion đồ. Xác định thể tích nước tiểu. Tính nhu cầu dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và bệnh lý. Hoàn cảnh gia đình, thực phẩm có khả năng cung cấp cho trẻ.

  • Nhu cầu dinh dưỡng

Thể tích (V) = V nước mất ko nhận biết + V nước tiểu + V nước mất bất thường (ói, tiêu chảy). (V dịch mất ko nhận biết: trẻ sanh non 40 ml/kg/d, trẻ sơ sinh 20 – 30 ml/kg/d, trẻ em 20 ml/kg/d).

Năng lượng: Nhu cầu đáp ứng đạt BMI theo tuổi.

Protein = nhu cầu sinh lý theo tuổi + Protein mất qua nước tiểu + 15% - 20% Protein nhu cầu (nếu đang điều trị Corticosteroides).

Lipid: 10 - 20% năng lượng, Cholesterol < 200 mg/ngày.

Natri: 2 g/kg/ngày.

  • Chế độ ăn

Các thực phẩm phù hợp khẩu vị bệnh nhân nhưng loại bỏ những thức ăn giàu cholesterol như óc, tim, gan, thận, tủy xương, lòng đỏ trứng, lòng heo. Không ăn những thức ăn sẵn vì nhiều muối và mỡ. Nếu Albumin/máu quá thấp (2 g/l) có thể phải bổ sung protein bằng đường tĩnh mạch hay uống viên Moriamin. Trước khi xuất viện 1 ngày, bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân kèm xét nghiệm chức năng thận cho bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cụ thể trước khi về. Khi tái khám chuyên khoa thận, bệnh nhân cần phải tái khám dinh dưỡng để được điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.

 

Hội chứng ruột ngắn bệnh nhân cần lưu ý gì trong vấn đề dinh dưỡng?

Các việc làm cần thiết theo Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tư vấn đó là: Xác định giải phẫu và chức năng đường tiêu hóa: chiều dài đoạn ruột cắt (hoặc còn lại), tính chất đoạn ruột bị cắt (hỗng tràng hay hồi tràng); còn van hồi manh tràng không; còn đại tràng không, lý do cắt ruột. Thăng bằng nước điện giải = diễn tiến cân nặng, Ion đồ, số lượng nước xuất nhập. Tính chất phân, số lượng phân.

  • Nhu cầu dinh dưỡng

Thể tích = Thể tích sinh lý + nước mất bình thường (qua đường tiêu hóa).

Năng lượng = 120 - 140% nhu cầu sinh lý theo lứa tuổi.

Protein = 12 - 14% năng lượng, protein nguyên hoặc thủy phân một phần thành Polypeptides.

Lipid = 15 - 20% tùy theo mức độ Steatorhea (nên dùng thực phẩm giàu MCT với MCT:LCT = 1:1).

CHO: 60-70% năng lượng, tinh bột nguyên hoặc thủy phân một phần thành oligosacharides.

Vitamin K1 = 10 mg/kg/tuần cho đến khi nuôi hoàn toàn bằng đường tiêu hóa.

Vitamin B12 = 500 - 1000 mg/2 tháng (dùng suốt đời). Đặc biệt là bệnh nhân bị cắt hồi tràng.

  • Cách nuôi

Giai đoạn đầu (< 1 tuần sau mổ) chủ yếu kiểm soát nước và điện giải, đường huyết.

Giai đoạn chuyển tiếp (1 - 2 tuần sau mổ): thăng bằng nước và điện giải, nuôi tĩnh mạch một phần và ăn thử bằng đường miệng với số lượng rất ít từ 10 - 30 ml/kg/ngày.

Giai đoạn ổn định (1 tuần - vài tháng): khi bệnh nhân ổn định tình trạng nước và điện giải nhưng đường tiêu hóa chưa đáp ứng thì phải nuôi tĩnh mạch kết hợp tiêu hóa. Thử ngừng đường tĩnh mạch, nếu bệnh nhân giảm cân liên tục 3 ngày thì phải duy trì nuôi tĩnh mạch. Nuôi tĩnh mạch giảm dần cùng với tăng dần ăn bằng đường miệng với những thức ăn phù hợp theo tuổi như sữa, bột, cháo, cơm…nhưng bớt dầu, mỡ, ít xơ. Thực phẩm thủy phân một phần (Pregestimil) và hoàn toàn (Vivonex), MCT có thể được sử dụng, tuy nhiên lưu ý mùi vị thức ăn và khả năng tăng tiêu chảy do thẩm thấu.

Giai đoạn đáp ứng: số lượng đi tiêu giảm dần và phân đặc hơn thì nuôi hoàn toàn bằng đường tiêu hóa. Thức ăn là thực phẩm phù hợp khẩu vị và lứa tuổi. Thức ăn qua đường tiêu hóa phải chậm đều đặn 24/24.

Nước uống đặc biệt với NaCl 120 mmol (7g) và Glucose 44 mmol (8g) trong 1 lít sẽ làm giảm tiết dịch và tăng hấp thu nước và điện giải. Thể tích tuỳ theo nhu cầu.

Phòng quá phát vi khuẩn đường ruột: Bactrim/Flagyl: dùng hàng tháng nếu có nguy cơ hay có triệu chứng quá phát vi khuẩn trong ruột.

Dinh dưỡng đối với hội chứng thận hư, hội chứng ruột ngắn và hội chứng kém hấp thu như thế nào?

Hội chứng kém hấp thu là gì và bệnh nhân cần được chăm sóc dinh dưỡng như thế nào trong trường hợp này?

Hội chứng kém hấp thu có thể xảy ra trong nhiều bệnh có ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn như Cystic fibrosis, Celiac disease, thiếu men bẩm sinh, giảm diện tích hấp thu (ruột ngắn bẩm sinh hay mắc phải).

Theo bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết chúng ta cần tìm nguyên nhân và chất bị kém hấp thu: khảo sát chức năng đường tiêu hóa (ruột, gan, mật, tụy…). Tính chất và số lượng phân: phân chua (pH< 6), tóe nước, căn dư phân có tinh bột: kém hấp thu CHO (bất dung nạp Lactose); Phân mỡ nhầy, sệt, số lượng nhiều, căn dư phân có hạt mỡ: kém hấp thu Lipid (Suy tụy- Cystic Fibrosis). Xác định tình trạng dinh dưỡng của Bệnh nhân. Xác định tình trạng bằng ion đồ và Albumin/máu, Hemoglobin.

  • Nhu cầu dinh dưỡng

Năng lượng: 120% - 140% nhu cầu theo lứa tuổi để bù đắp sự kém hấp thu.

Tỉ lệ các chất dinh dưỡng P:L:G = 15%:25%:60%.

Protein: Protein nguyên vẹn hay thủy phân một phần thành polypeptides.

Lipid: giàu MCT với MCT:LCT = 1:1 (như Pregestimil, Vivonex).

CHO: tinh bột hoặc đường thủy phân một phần như oligosaccharides (maltodextrin).

  • Chế độ ăn

Ăn theo nhu cầu lứa tuổi nhưng: ít xơ, thủy phân một phần, không Lactose.

Ăn nhiều lần trong ngày 6-8 cữ hoặc nhỏ giọt qua sonde dạ dày 24/24.

Nuôi TM một phần nếu đường tiêu hóa không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

Bổ sung Vitamin bằng đường tiêm bắp hay TM: Vitamin B12 và Vitamin K tiêm bắp mỗi tháng nếu BN kém hấp thu mỡ trong bệnh xơ nang.

Yếu tố vi lượng: kẽm là yếu tố cần được chú ý nhiều do bị mất trong tổn thương tế bào niêm mạc ruột. Liều thường dùng 5 - 10 mg/ngày.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop