Dược sĩ Nhà thuốc bán thuốc trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

Dược sĩ Nhà thuốc bán thuốc trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? Hiện nay, có nhiều ý kiến của sinh viên đang học ngành Dược thắc mắc tại sao cấm Dược sĩ và các Nhà thuốc bán dược phẩm trên mạng xã hội nhưng lại cho phép doanh nghiệp dược phẩm được kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử hoặc website.

Hiện nay, có nhiều ý kiến của sinh viên đang học ngành Dược thắc mắc tại sao cấm Dược sĩ và các Nhà thuốc bán dược phẩm trên mạng xã hội nhưng lại cho phép doanh nghiệp dược phẩm được kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử hoặc website.

Dược sĩ Nhà thuốc bán thuốc trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

Thầy Lê Trọng Phương, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Ai học ngành Y Dược cũng hiểu rõ ràng: bác sĩ khám bệnh kê đơn thuốc còn dược sĩ bán thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Luật Dược cấm bác sĩ bán thuốc và cũng cấm dược sĩ kê đơn cho người bệnh.

Từ khi luật Dược có hiệu lực đã quy định những hành vi bị cấm: Cấm kinh doanh thuốc mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Cấm hành nghề Dược mà không có Chứng chỉ hành nghề dược. Cấm bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc. Tiếp theo, luật Dược 2016, bổ sung thêm những hành vi bị cấm ngay điều 6.

Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn chia sẻ: Đơn thuốc là kết tinh trí tuệ của Bác sĩ sau khi khám chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh phải dùng thuốc nào, liều lượng và cách dùng thuốc sao cho an toàn hiệu quả và tiết kiệm. Chữ ký dưới đơn thuốc thể hiện trách nhiệm pháp lý của bác sĩ với nội dung đơn thuốc đối với người bệnh.

Dược sĩ Nhà thuốc khi bán thuốc cho khách hàng phải đúng theo đơn, đảm bảo thuốc đúng chất lượng và số lượng. Dược sĩ có trách nhiệm kiểm tra xem có sai sót gì về đơn thuốc đối với liều lượng hay cách dùng không, nếu nghi ngờ có thì phản hồi lại để bác sĩ kiểm tra lại. Tất cả chuỗi hành động trên nhằm đảm bảo người bệnh sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Hiện nay trên mạng xã hội khiến có một số người kinh doanh dược phẩm đăng bài quảng cáo thuốc, thổi phồng tác dụng chữa bệnh, mạo danh các thầy thuốc nổi tiếng hay cơ sở khám chữa bệnh nổi tiếng, có dấu hiệu lừa đảo bệnh nhân. Các giao dịch trên không gian mạng ảo này người mua thuốc không được bảo vệ, mọi rủi ro người mua tự gánh chịu nên nếu chỉ vận dụng các luật hiện hành cũng thấy bán thuốc trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, cần phải cấm.

Cấm bán thuốc trên mạng xã hội không mâu thuẫn với việc cho phép kinh doanh dược phẩm online trên sàn giao dịch, ứng dụng thương mại điện tử hoặc website bán hàng. Chỉ cần khi cấp phép, cơ quan chức năng đã đảm bảo các khía cạnh pháp lý đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện này.

Dược sĩ Nhà thuốc bán thuốc trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

Ban pháp chế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Theo thông tin đăng tải trên báo chí Việt Nam vào ngày 18/6, Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Theo đó, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc (gọi chung là dược phẩm) trực tuyến phải thực hiện trên sàn giao dịch, ứng dụng thương mại điện tử hoặc website bán hàng, cấm kinh doanh trên mạng xã hội.

Cho phép giao dịch dược phẩm qua sàn thương mại điện tử sẽ giúp lưu thông phân phối thuốc một cách nhanh chóng, cũng là xu hướng không thể cưỡng lại trong thời đại công nghệ thông tin.

Các website bán lẻ thuốc cũng là bước tiến mới trong kinh doanh dược phẩm. Hiện nay website của các chuỗi nhà thuốc được thiết kế công phu, cung cấp nhiều thông tin, thuận tiện cho người bệnh. Các website này không chỉ là một cửa hàng thuốc trên thế giới ảo, mà bắt buộc phải có cơ sở kinh doanh trên thực tế. Điều này là cần thiết vì sản phẩm kinh doanh là dược phẩm, cần phải có kho chứa tuân thủ theo luật.

Vấn đề gây lấn cấn còn lại chủ yếu là: làm thế nào để quản lý việc bán thuốc theo đơn đối với các giao dịch online qua sàn thương mại và website? Đây cũng là lý do dẫn đến sự cho phép nửa vời: các website bán hàng chỉ được phép bán các loại thuốc không kê đơn, còn thuốc kê đơn vẫn phải đến cửa hàng mua trực tiếp.

Thay vì cấm đoán, không theo kịp xu thế thời đại 4.0, gián tiếp đẩy người dân và doanh nghiệp đến hành vi mua bán phạm pháp thì cơ quan quản lý Nhà nước nên tạo ra hành lang pháp lý với quy định và chế tài rõ ràng để người dân và doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop