Dược sĩ Sài Gòn cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết Dengue

Dược sĩ Sài Gòn cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết DengueSốt xuất huyết Dengue đang diễn biến phức tạm, bùng phát mạnh, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan với dịch bệnh chết người này.

Sốt xuất huyết Dengue đang diễn biến phức tạm, bùng phát mạnh, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan với dịch bệnh chết người này.

Dược sĩ Sài Gòn cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết Dengue

Khi nhận thấy dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue cần đưa đi đến cơ sở y tế ngay lập tức

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muối Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, nhưng thể nặng có biểu hiện sốc do giảm khối lượng tuần hoàn. Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết đang lan truyền ở nhiều nước với khoảng 20 triệu người nhiễm virut Dengue và khoảng 500000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó đối tượng chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong lên đến 5% thậm chí là cao hơn. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do để bệnh tiến triển đến thể nặng và điều trị không thích hợp.

Virut Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes đốt. Người là ổ chứa virut chính. Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi Aedes hút máu ban ngày và thường hút máu vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi Aedes asgypti mình nhỏ, đen, có khoang trắng thường gọi là muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà, thường sống ở các đô thị. Muỗi Aedes albopictus thích sống ở lùm cây, ngọn cỏ, chủ yếu ở nông thôn. Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa và thường vào tháng 9, tháng 10, 11 trong năm là dịch bùng phát mạnh nhất.

Biểu hiện lâm sàng

Thể bệnh nhẹ:

Khởi phát: những biểu hiện phụ thuộc vào từng đối tượng:

Trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ có triệu chứng sốt không đặc hiệu, sốt nhẹ khoảng 38; 38,5 độ C và phát ban.

Trẻ lớn và người lớn: sốt cao đột ngột kèm theo nhức đầu, nhức hai hố mắt, đau khắp người, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.

Toàn phát: sốt cao 39- 40 độ C,ngoài ra các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết có thêm các triệu chứng: đau cơ, đau khớp, mệt mỏi chán ăn. Nhức hai hố mắt. Sưng hạch bạch huyết, xuất huyết dưới da, niêm mạc.

Thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị sốt xuất huyết Dengue cần theo dõi sốc là biến chứng nặng dễ đưa tới tử vong. Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 4 của bệnh, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, bệnh nhân lo lắng, hốt hoảng, bứt rứt hoặc có thể lơ mơ, da tím tái, lạnh có thể vã mồ hôi, mạch nhanh khó bắt, chân tay lạnh, đau bụng, thở nhanh, khó thở, huyết áp hạ hoặc huyết áp kẹt (khoảng cách giữa tối đa và tối thiểu < 20mmHg). Thời gian sốc thường xảy ra rất nhanh và có thể tử vong trong vòng 12- 24 giờ nếu không xử trí kịp thời do toan chuyển hóa, xuất huyết trầm trọng, suy đa phủ tạng. Bệnh nhân có thể xuất huyết não đưa đến hôn mê.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết: Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Dược sĩ Sài Gòn cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết Dengue

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Dưới đây là một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) có tác dụng diệt loăng quăng, bọ gậy.

Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.

Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà và lật úp các dụng cụ chứa nước không sử dụng đến.

Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

Phòng chống muỗi đốt:

Mặc quần áo dài tay.

Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt đẻ tránh lây lan bệnh cho người khác.

Dùng màn để tráng muỗi khi ngủ ban ngày. Nên dùng màn tẩm chất diệt côn trùng pyrethroid.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văc xin phòng bệnh nên biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất là phòng bệnh sốt xuất huyết.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop